Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước Đơn hàng tốt, xuất khẩu hàng dệt may tăng |
Thu hút từ nhà nhập khẩu đến nhà sản xuất
Chỉ từ đầu tháng 2 đến nay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam liên tục đón các đoàn khách quốc tế, bao gồm cả nhà nhập khẩu và nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, ký kết biên bản ghi nhớ.
Tại buổi gặp gỡ và ký kết biên bản hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Nga (RAFI), bà Bà Tatiana Anatolievna Belkevich- Chủ tịch RAFI thông tin, doanh nghiệp Nga rất quan tâm đến ngành dệt may Việt Nam. Hiệp hội cũng dự kiến đưa đoàn doanh nghiệp nhập khẩu của Nga sang dự Triển lãm quốc tế công nghiệp dệt và may diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2025 để kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam.
![]() |
Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam ký kết biên bản hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Nga. Ảnh: Vitas |
Tại buổi làm việc, đại diện hai hiệp hội đã cùng nhau ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy nhiều hoạt động thời gian tới. Trong đó có hoạt động tổ chức đoàn doanh nghiệp tham dự hội chợ tại Nga vào tháng 5 hoặc tháng 11, tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo chuyên gia, tham quan thực tập, trao đổi kinh nghiệm… cho doanh nghiệp dệt may hai nước.
Trước đó, đại diện Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản cũng đã làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Sau khi trao đổi về tình hình xuất nhập khẩu, quy mô thị trường, giá cả-tiêu dùng của ngành dệt may Việt Nam, hai bên trao đổi về cơ hội khai thác thị trường buôn bán sản phẩm và vải của Nhật Bản cho các nhà sản xuất của Việt Nam cũng như tham gia các hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại diện nhãn hàng Coppel, Mexico bày tỏ mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về thị trường Việt Nam cũng như cơ hội và khả năng dịch chuyển đơn hàng của Coppel từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hay một số doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam, bổ sung vào nguồn cung thiếu hụt.
Với nhiều ưu thế, ngành dệt may của Việt Nam đang được nhiều nhãn hàng, nhà nhập khẩu và nhà đầu tư quan tâm tới tìm hiểu.
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, phân tích: Đầu tiên là ổn định về chính trị, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp các nhà đầu tư yên tâm bởi không lo rủi ro và “xuống vốn” mở nhà máy, sản xuất lâu dài.
"Chi phí lao động của Việt Nam dù những năm gần đây tăng nhưng đặt trong lợi thế có tay nghề cao, có khả năng sản xuất đơn hàng tỉ mỉ và khó thì nhân công vẫn là yếu tố vàng thu hút nhà đầu tư đến với ngành", lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ cũng là điểm cộng của ngành. Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ định hướng rõ chính sách ưu tiên cho ngành, gồm: Phát triển thị trường; Thu hút đầu tư và phát triển chuỗi giá trị trong nước; Phát triển nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất; Tổ chức quản lý.
Cùng đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hoá ngành dệt may; Cơ chế tài chính, thuế và nguồn vốn.
Ưu tiên công tác xúc tiến thương mại
Trong chính sách phát triển thị trường, khép kín chuỗi cung ứng dệt may, xúc tiến thương mại luôn được nhắc tới như một giải pháp ưu tiên. Với vai trò quản lý ngành, Bộ Công Thương xác định đẩy manh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin thị trường thường xuyên, đầy đủ chính xác và kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng.
Đa dạng hóa hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt may thông qua các nền tảng giải trí, văn hóa xã hội như sự kiện thời trang.
![]() |
Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành dệt may được Bộ Công Thương hỗ trợ tổ chức. Ảnh minh hoạ |
Xây dựng kế hoạch phát triển các thương hiệu dệt may Việt Nam, đưa thương hiệu Việt Nam vào chuỗi bán lẻ toàn cầu; nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu và năng lực cạnh tranh; nghiên cứu sở hữu các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài.
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán... giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống; xúc tiến việc xây dựng hàng rào kỹ thuật như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu, kiện chống bán phá giá, đánh thuế môi trường... để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Riêng với nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long từng đề nghị hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài kịp thời nắm bắt, cập nhật các thông tin về về giá cả thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại. Chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến liên quan đến rào cản kỹ thuật, yêu cầu của thị trường, kịp thời định hướng cho doanh nghiệp đầu tư trong sản xuất và xuất khẩu.
Thứ trưởng cũng chỉ đạo triển khai các sự kiện xúc tiến xuất khẩu theo định hướng chiến lược về nhóm thị trường trọng điểm. Tổ chức, tham gia các sự kiện thương mại quốc tế quy mô lớn, hội chợ triển lãm uy tín tại những thị trường giàu tiềm năng.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước, tạo thị trường lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; có các biện pháp kiểm soát chống gian lận xuất xứ.
Năm 2025, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tiếp tục được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương hỗ trợ tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu lớn nhằm kéo các nhà đầu tư, trong đó ưu tiên các nhà sản xuất nguyên phụ liệu. |
Tin mới cập nhật

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày
Tin khác

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Bắc Giang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại 2025

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025
Đọc nhiều

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?
