'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ
Doanh nghiệp phản ánh
Năm 2025 Hiệp hội Da giày Việt Nam tiếp tục được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương hỗ trợ tổ chức Hội nghị quốc tế xúc tiến xuất khẩu ngành da giày. Đây là sự kiện được tổ chức thường niên hàng năm, là diễn đàn uy tín cho các nhãn hàng, nhà nhập khẩu, chuyên gia trong ngành trao đổi, cập nhật về thị trường xuất khẩu da giày.
Hội nghị quốc tế ngành da giày (CIFA) lần thứ 41 năm 2024 thu hút 200 chuyên gia ngành giày dép đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Băng-la-đét, Đài Loan, Campuchia, Indonesia… Tại hội nghị, các vấn đề liên quan đến đầu tư, sản xuất, chuỗi cung ứng, thị trường giày dép đã được các chuyên gia đề cập.
![]() |
Da giày là mặt hàng suất khẩu quan trọng của Việt Nam. Ảnh minh họa |
Nói về hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ, bà Phan Thị Thanh Xuân- Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam cho hay, ngành da giày Việt Nam có uy tín khá tốt trên thị trường, được coi là điểm đến tin cậy.
Có được kết quả trên, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp còn có sự hỗ trợ tích cực của Cục Xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết nối giao thương.
Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ, nhất là hội chợ, triển lãm chuyên ngành da giày không chỉ thu hút các nhà nhập khẩu mà còn thu hút nhà đầu tư tới tìm hiểu, tăng cơ hội hợp tác sản xuất.
Tuy nhiên, với vai trò đại diện cho đơn vị nhiều năm tổ chức hoạt động động xúc tiến xuất khẩu tại thị trường trong nước, bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, có trở ngại trong quá trình triển khai.
“Tổ chức hội chợ, triển lãm trong nước vẫn phải thông qua hoạt động đấu thầu. Trong khi đó, trong nước, tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có mỗi một nhà triển lãm, lấy đâu ra 3 đơn vị có nhà triển lãm để đấu thầu. Do đó, rất mất thời gian cho Ban tổ chức hoàn thiện được các thủ tục”, bà Xuân nói.
Ưu tiên xúc tiến để hút đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu
Cũng theo đại diện Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ nếu được phát huy sẽ cực kỳ tốt cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhiều nguồn lực tài chính để tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc kéo các nhà đầu tư tới Việt Nam sẽ mở thêm cơ hội cho ngành phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Hiện ngành da giày đang tự chủ được 50-55% nguyên phụ liệu, tuy nhiên việc phải nhập khẩu 45-50% vẫn khiến giá thành sản phẩm tăng cao, kéo giảm sức cạnh tranh.
![]() |
Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương |
Mặt khác, các nhãn hàng cũng đã đưa ra yêu cầu tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn cung nguyên liệu, không chỉ vì đáp ứng truy xuất nguồn gốc mà còn khép kín chuỗi cung, giúp lợi nhuận ở lại Việt Nam nhiều hơn.
Về điều này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng từng nhấn mạnh, da giày là ngành được Chính phủ quan tâm, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó, phấn đấu tỷ lệ nội địa hoá đạt tới 60%, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế toàn cầu.
Bộ cũng định hướng phát triển ngành da giày trong tương lai: Xây dựng Trung tâm thời trang tại TP. Hồ Chí Minh, tập trung ngành dệt may – da giày vào khu trung tâm có mật độ dân số cao như: Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Phước, Tây Ninh, bà Rịa – Vũng Tàu…
Ông Allen Lai – Tổng thư ký CIFA cũng nhận định, nguồn cung từ Việt Nam được khách hàng đánh giá rất cao, vấn đề là tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu, phụ liệu vẫn chưa như mong muốn. Sắp tới có nhiều quy định về truy xuất nguồn gốc để đáp ứng tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững. Do đó thu hút đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu là cần thiết.
Xúc tiến thương mại đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp da giày ghi nhận tính hiệu quả trong công tác quảng bá, mở rộng xuất khẩu. Đáng nói, hoạt động xúc tiến nhằm thu hút đầu tư cũng đạt hiệu quả.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu trong và ngoài nước, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải thực sự chủ động nắm bắt thông tin, am hiểu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại là một trong những cách thức hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường trực tiếp nhất.
Bên cạnh đó, để đáp ứng đa dạng mục tiêu, các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các hiệp định thương mại tự do. Trong đó, chuyển đổi số phải gắn với chuyển đổi xanh trong xúc tiến thương mại một cách tích cực nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển ngoại thương bền vững.
Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ không chỉ giúp doanh nghiệp da giày có quy mô vừa và nhỏ tham gia các hoạt động xúc tiến mang tầm quốc tế mà còn giúp kéo nhà đầu tư vào phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước. |
Tin mới cập nhật

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại
Tin khác

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Bắc Giang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại 2025

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam
Đọc nhiều

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?
