Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%
Điểm tên những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU |
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, tháng 1/2025, Hoa Kỳ nhập khẩu 16,95 nghìn tấn hạt điều (HS: 080131, 080132, 2008191040), với trị giá 118,89 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và tăng 42,4% về trị giá. Giá bình quân nhập khẩu hạt điều vào Hoa Kỳ đạt mức 7.015 USD/tấn, tăng 24,7% so với cùng năm 2024.
Trong đó, 5 thị trường lớn nhất cung cấp hạt điều cho Hoa Kỳ bào gồm Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Ấn Độ, Thái Lan và Bra-xin. Nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ từ các thị trường đều tăng so với tháng 01/2024 (trừ Bờ Biển Ngà).
![]() |
Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,88 nghìn tấn hạt điều, với trị giá 102,45 triệu USD. |
Về cơ cấu nguồn cung: Trong tháng 1/2025, Hoa Kỳ nhập khẩu hạt điều từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,88 nghìn tấn hạt điều, với trị giá 102,45 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 45% về trị giá so cùng kỳ 2024. Giá bình quân nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt mức 6.884 USD/tấn, tăng 26,4% so với cùng kỳ 2024. Thị phần hạt điều của Việt Nam chiếm 87,81% về lượng và chiếm 86,17% về trị giá trong tổng nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ.
Đứng thứ hai là Bờ Biển Ngà, trong tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu 499 tấn hạt điều từ Bờ Biển Ngà, với trị giá 3,14 triệu USD, giảm 7,7% về lượng, nhưng tăng 17,7% về trị giá so với tháng 1/2024. Thị phần hạt điều của Bờ Biển Ngà chiếm 2,94% về lượng và chiếm 2,64% về trị giá trong tổng nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ trong tháng 1/2025.
Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều tươi hoặc khô, đã tách vỏ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu hạt điều tươi hoặc khô, đã tách vỏ từ Việt Nam đạt gần 10,95 nghìn tấn, với trị giá 73,55 triệu USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 33,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Thị phần hạt điều tươi hoặc khô, đã tách vỏ của Việt Nam chiếm 89,01% về lượng và chiếm 88,66% về trị giá trong tổng nhập khẩu hạt điều tươi hoặc khô, đã tách vỏ của Hoa Kỳ trong tháng 1/2025.
Với hạt điều chế biến, trong tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu gần 4,65 nghìn tấn hạt điều chế biến, với trị giá 35,92 triệu USD, tăng 51,8% về lượng và tăng 71,9% về trị giá so với tháng 1/2024. Trong đó, Việt Nam, Ấn Độ, Canada và Thái Lan là các thị trường lớn nhất cung cấp hạt điều chế biến cho Hoa Kỳ, nhập khẩu từ các thị trường này đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024.
Dự báo, thị trường hạt điều chế biến tại Hoa Kỳ năm 2025 đạt 693,3 triệu USD và tăng lên 1.351,2 triệu USD vào năm 2035, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,9%/năm trong giai đoạn 2025-2035. Thị trường hạt điều chế biến tại Hoa Kỳ đang tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu ngày càng cao đối với thực phẩm bổ dưỡng, có nguồn gốc thực vật và chế biến thuận tiện. Người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, minh bạch và bền vững, giúp hạt điều trở nên phổ biến trong chế biến đồ ăn nhẹ, các sản phẩm thay thế sữa và bánh kẹo.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính chung hai tháng đầu năm, tổng lượng hạt điều xuất khẩu đạt 62.400 tấn, trị giá 424,8 triệu USD, giảm 31,8% về sản lượng và 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá xuất khẩu trung bình đạt 6.811,5 USD/tấn, tăng 26,7% so với năm 2024. Trong đó, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 21,7%, 11,8% và 7,1%. |
Tin khác

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
