Xuất khẩu lương thực thực phẩm ngắm mốc trên 30 tỷ USD/năm từ 2030
HCMC Foodex 2022: Nơi quy tụ các doanh nghiệp lớn và nhiều startup tiềm năng Khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2022 – HCMC FOODEX 2022 |
Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm đến năm 2030 đặt mục tiêu duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD/năm.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
![]() |
Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD vào năm 2030. |
Kế hoạch nhằm mục tiêu chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, dựa trên lợi thế địa phương; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam và toàn cầu.
Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD/năm. Tỷ lệ diện tích được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi chiếm trên 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm.
Tỷ lệ diện tích được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi chiếm trên 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương ở mức trên 30%. Tỷ lệ giá trị nông sản chế biến trong tổng giá trị sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản ở mức trên 50%.
Trên 50% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Với mục tiêu trên, Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm; phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển hệ thống chế biến và phân phối lương thực thực phẩm và thúc đẩy thực hành tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Để phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, Kế hoạch đưa ra nhiệm vụ đổi mới phương thức quản lý, sử dụng và kinh doanh vật tư nông nghiệp hướng tới nền sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp, có trách nhiệm và bền vững; xây dựng, tổ chức hướng dẫn quy trình sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp cho sản xuất lương thực thực phẩm hiệu quả và an toàn.
Đồng thời, nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao và ứng dụng các giống và biện pháp kỹ thuật cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao với điều kiện bất thuận phù hợp với các vùng sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh; cơ giới hóa phù hợp với nông nghiệp sinh thái; phát triển và kết nối hệ thống chợ đầu mối nông sản thành các đầu mối logistics, dịch vụ tổng hợp và cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
Kế hoạch để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là triển khai áp dụng mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi đối với mọi loại cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ số trong quản lý vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc đối với lương thực thực phẩm.
Sản xuất phát thải thấp trong liên kết chuỗi giá trị, kết hợp du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa và ẩm thực nông thôn theo hướng đa dạng vùng/miền và các phương thức sản xuất.
Tin mới cập nhật

Việt Nam phấn đấu mang về 395 tỉ USD nhờ xuất nhập khẩu khởi sắc

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Cách hay để xúc tiến tiêu thụ nông sản

Việt Nam tiếp tục là điểm đến của dòng vốn đầu tư nước ngoài

Liên minh xây dựng ngành tôm phát triển, xuất khẩu bền vững

Thêm đơn hàng nhờ sản xuất xanh

Chuyên gia: Cần cơ chế đánh giá độc lập các quy định, chính sách

Doanh nghiệp và ngư dân nâng cao ý thức, quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU

Doanh nghiệp ô tô nội khó khăn, Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ

Ứng phó với những “cơn gió ngược” của nền kinh tế
Tin khác

Ngành điều đối mặt khó khăn kép

Ban chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật khai trừ khỏi Đảng nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Cộng hưởng sức mạnh từ hợp tác đầu tư nước ngoài

Việt Nam được kỳ vọng trở thành "ngôi sao logistics" của châu Á

Lợi ích đường dài khi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Giao dịch bất động sản bắt buộc phải thông qua sàn có thực sự cần thiết?

Nuôi biển tiến ra xa bờ - Hướng đi chiến lược phát triển nghề cá

Bức tranh kinh tế 4 tháng: Nhiều dấu hiệu khởi sắc song vẫn tiềm ẩn rủi ro

Thiết lập trụ cột hợp tác mới về tài chính xanh Việt Nam - Luxembourg

Vốn FDI hướng nhiều hơn vào tăng trưởng xanh
Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023
