Việt Nam tiên phong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia tiên phong trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững.
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nông nghiệp với các nước Việt Nam mong muốn Thụy Sĩ tiếp tục các dự án ODA về nông nghiệp

Ngày 27/4, Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng cai tổ chức tại Hà Nội đã bế mạc.

Thông tin về kết quả Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thông tin về kết quả Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Việt Nam biến cam kết thành hành động

Thông qua hội nghị, các nước và tổ chức quốc tế tham gia hội nghị ghi nhận Việt Nam là quốc gia tiên phong trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững. Việt Nam ngày càng khẳng định việc thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Ngay sau đó, Việt Nam đã biến các cam kết thành các hành động mạnh mẽ, cụ thể từ trung ương tới địa phương để thực thi bằng “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.”

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thuỵ Sỹ Christian Hoffer, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, mô hình tốt trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam cho các đại biểu tham gia Hội nghị lần thứ 4 bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến, thông qua các phương tiện truyền thông góp phần quan trọng vào chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu theo định hướng trên.

Không chỉ đi tiên phong trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, Việt Nam khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực đặc biệt thông qua chương trình hợp tác Nam-Nam.

Thông qua hội nghị, uy tín, vai trò và vị thế của Việt Nam với tư cách là “Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”; là thành viên có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, đại dịch mới nổi... được tăng cường.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết vai trò, và vị thế được tăng cường là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy hợp tác Nam-Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, bao trùm và chống chịu tại các quốc gia đang phát triển.

Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Lương thực thực phẩm khu vực Đông Nam Á sẽ được thiết lập tại Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam để mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải, bền vững.

Viet Nam tien phong chuyen doi he thong luong thuc, thuc pham ben vung hinh anh 1

Họp báo bế mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, các đối tác phát triển và các quốc gia thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, mô hình thực hành tốt với các nước để cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững.

Tư duy toàn cầu, hành động địa phương

Trong 3,5 ngày làm việc với 9 phiên họp chính thức, các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận để tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, bao trùm, mang tính đột phá để cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau các phiên thảo luận hiệu quả, tích cực, hội nghị đã rút ra các kết luận chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm có vai trò quan trọng. Theo đó, chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng bền vững và có khả năng chống chịu/phục hồi là điều kiện tiên quyết để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng, sức khỏe, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, cũng như giá tiêu dùng và năng lượng cao.

Hội nghị cũng nhấn mạnh tư duy toàn cầu, hành động địa phương. Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm cần được tiếp cận từ toàn cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường, cách thức chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm cần tính đến bối cảnh cụ thể của từng quốc gia và địa phương trong quốc gia đó.

Hội nghị khẳng định cần sử dụng cách tiếp cận bao trùm, đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính hệ thống trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm. Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững cần gắn với các yếu tố có liên quan bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thương mại…

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm ở từng quốc gia đòi hỏi phải có đủ quyết tâm chính trị và sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực, các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, sự phối hợp của các tổ chức quốc tế, khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời, việc chuyển đổi đòi hỏi phải có sự gắn kết, kết hợp giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, giữa chiến lược dài hạn và các kế hoạch ngắn hạn. Việc quản trị và điều phối các bên liên quan là quan trọng và cần thông qua 1 kế hoạch hành động.

Để chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm thành công, các quốc gia phải huy động các nguồn lực bao gồm khoa học công nghệ, tài chính, sự tham gia và đổi mới sáng tạo. Trong đó, chính sách tài chính cho chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm cần nhất quán và toàn diện ở cấp toàn cầu, quốc gia và địa phương. Các chính sách tài chính cần tiếp cận trên 3 khía cạnh: Tạo động lực, thúc đẩy đổi mới và đầu tư./.

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững diễn ra từ 24/4-27/4 tại Hà Nội, có sự tham dự của 337 đại biểu tham dự trự tiếp và hơn 1.000 cơ quan, đại biểu tham dự trực tuyến. Ngoài 9 phiên họp chính thức, hội nghị có 11 phiên họp bên lề và 31 cuộc làm việc song phương giữa các bên và 5 chuyến đi thực địa.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Lịch sử cho thấy, khơi dậy, truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên luôn thuộc trong số các công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Cách đây trên 10 năm, câu chuyện nền kinh tế bị “vàng hoá” từng xảy ra khi thị trường vàng liên tục “sốt” nóng, tạo sức hút lớn đối với người người, nhà nhà.
Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Tại phiên họp Chính phủ tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu dứt điểm việc phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3/2024.
Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2024 được công ty Gallup International công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.
Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Hạnh phúc là gì, một câu hỏi lớn của mọi thời đại, mọi cá nhân, mọi hệ giá trị tư tưởng hướng tới để đi tìm câu trả lời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Sáng 19/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI năm 2024, tổ chức tại Hà Nội.
Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Sau trầm lắng kéo dài, thị trường bất động sản được trông đợi ấm dần lên với những động thái quyết liệt của Chính phủ và niềm tin của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngành đồ uống mong được tháo gỡ các khó khăn

Doanh nghiệp ngành đồ uống mong được tháo gỡ các khó khăn

Trước khó khăn hiện tại, doanh nghiệp ngành đồ uống mong được Nhà nước có giải pháp gỡ khó, trong đó có việc lùi lộ trình sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hiểm họa từ biển hiệu, biển quảng cáo điện tử ngoài trời

Hiểm họa từ biển hiệu, biển quảng cáo điện tử ngoài trời

Vụ cháy mới vừa xảy ra tại phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội xuất phát từ chập điện một biển quảng cáo điện tử thêm một lần gióng lên những hiểm hoạ cháy nổ từ trên cao.
Cán cân thương mại dịch vụ thâm hụt suốt 2 thập kỷ: Đi tìm giải pháp căn cơ

Cán cân thương mại dịch vụ thâm hụt suốt 2 thập kỷ: Đi tìm giải pháp căn cơ

Từ năm 2005 - 2023, cán cân thương mại dịch vụ của Việt Nam thâm hụt với hàng chục tỷ USD mỗi năm, làm giảm sức kháng cự cán cân thanh toán.

Tin khác

Nữ doanh nhân Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chơi lớn trên thương trường mang tên đổi mới sáng tạo

Nữ doanh nhân Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chơi lớn trên thương trường mang tên đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo trên thương trường hôm nay không chỉ là cuộc chơi riêng với doanh nhân nam mà đang là câu chuyện đầy đủ và nghiêm túc của các nữ doanh nhân.
Những đề xuất mới cho phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

Những đề xuất mới cho phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản chưa “đảo chiều” theo như kỳ vọng, mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Làm gì để giữ chân “đại bàng” đầu tư nước ngoài?

Làm gì để giữ chân “đại bàng” đầu tư nước ngoài?

Câu chuyện thu hút, giữ chân các “đại bàng” về đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đặt ra từ nhiều năm qua và sang năm 2024 càng cho thấy nhiều thách thức hơn.
Những giải pháp căn cơ phát triển doanh nghiệp của Tư lệnh ngành Công Thương

Những giải pháp căn cơ phát triển doanh nghiệp của Tư lệnh ngành Công Thương

Dịp đầu xuân, buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu đã diễn ra với quyết tâm phát huy tiềm lực của các doanh nghiệp.
Việt Nam còn thiếu những đánh giá chuyên sâu về thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu

Việt Nam còn thiếu những đánh giá chuyên sâu về thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu

Thuế tối thiểu toàn cầu là loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng và hiện có 142/142 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã đồng thuận.
Cần thực hiện nghiêm quy định nồng độ cồn bằng "0"

Cần thực hiện nghiêm quy định nồng độ cồn bằng "0"

Thực tiễn cho thấy, cần có lộ trình thời gian đủ dài cho việc thực hiện quy định nồng độ cồn bằng "0" với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Chiến lược năng lượng hydrogen và cuộc hành quân lớn của ngành Công Thương

Chiến lược năng lượng hydrogen và cuộc hành quân lớn của ngành Công Thương

Ngành Công Thương bước vào năm 2024 bằng những tín hiệu sáng về công nghiệp, xuất khẩu và khởi động cuộc hành quân lớn trên lĩnh vực năng lượng hydrogen.
Lật tẩy chiêu trò câu view và xuyên tạc chủ trương nồng độ cồn

Lật tẩy chiêu trò câu view và xuyên tạc chủ trương nồng độ cồn

Quy định nồng độ cồn bằng 0 với người điều khiển phương tiện giao thông đang ngày càng nhận được sự ủng hộ nhưng vẫn có những luồng ý kiến cố tình xuyên tạc.
Bộ mặt thật của những luận điệu “chính danh” quanh chủ trương làm thẻ căn cước

Bộ mặt thật của những luận điệu “chính danh” quanh chủ trương làm thẻ căn cước

Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024 thể hiện sự nỗ lực lớn trong quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho công dân trong thời đại chuyển đổi số.
Ngày vía Thần Tài và những câu chuyện phía sau

Ngày vía Thần Tài và những câu chuyện phía sau

Câu chuyện người dân các đô thị đổ xô đi mua vàng lấy “hên” ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được mổ xẻ dưới góc độ kinh tế và xã hội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 22/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC nhích nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng, đưa giá vàng trở lại mức 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán, vàng thế giới tiếp đà đi lên.
Phiên bản di động