Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản tăng cạnh tranh trong thu hút FDI
Việt Nam-Nhật Bản kỳ vọng tăng hợp tác về kinh tế sau TPP Việt Nam-Nhật Bản: Nhất trí cao đưa quan hệ đối tác chiến lược bước vào giai đoạn phát triển mới |
Tại cuộc họp tiền đánh giá cuối kỳ Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 8 mới được tổ chức, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng tính cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên toàn thế giới.
![]() |
Sản xuất đồ điện gia dụng tại nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic Life Solutions Việt Nam, VSIP ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) |
Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản được khởi xướng từ năm 2003 và là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản.
Thông qua việc thiết lập một diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam, sáng kiến chung góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam.
Đồng thời, đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Trong 20 năm thực hiện sáng kiến chung nhiều văn bản pháp luật đã được sửa đổi và ban hành.
Nhiều khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng của phía Nhật Bản đã được các bộ, ngành liên quan tiếp thu, nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện pháp luật, chính sách, cũng như tổ chức thực thi.
Phía Nhật Bản cũng đã xây dựng báo cáo đề xuất chính sách để phát triển và thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa - những doanh nghiệp nắm giữ ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Việt Nam đã lọt top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới; trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản thông qua triển khai sáng kiến chung.
Đến nay, Nhật Bản có gần 5.000 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 70 tỷ USD tại Việt Nam và theo kết quả khảo sát mới nhất của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), 60% số doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Đỗ Nhất Hoàng khẳng định các bộ, ngành Việt Nam rất nỗ lực, phối hợp với phía Nhật Bản thực hiện tốt các nội dung cam kết trong kế hoạch hành động; sẵn sàng cùng với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các đơn vị liên quan để triển khai thành công sáng kiến chung, làm căn cứ thảo luận các nội dung hợp tác phù hợp với hai bên trong thời gian tới.
Đại diện các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, JICA, JETRO, JBIC, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thảo luận và đưa ra nhiều khuyến nghị về cơ chế hợp tác trong thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức đối tác công tư (PPP), công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cao./.
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
