Nuôi biển tiến ra xa bờ - Hướng đi chiến lược phát triển nghề cá
VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc chưa bứt phá Xuất khẩu thủy sản đối diện thách thức mới và bài toán IUU |
Sáng 12/5 tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã diễn ra Hội thảo “Kỷ nguyên nuôi biển tiến ra xa bờ” do Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo. |
Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho biết: Nuôi trồng thủy sản trên biển, và nuôi biển nói chung là ngành được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, phát triển trong thời gian qua. Sau Nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế biển, Chính phủ đã ban hành nhiều Quyết định, Nghị định có liên quan đến các chính sách, quy định để phát triển kinh tế biển, trong đó có lĩnh vực nuôi biển.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, hơn 20 năm qua, nước ta chỉ nuôi biển trong khu vực ven bờ, chủ yếu trong các vũng, vịnh, các vùng nước kín. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh mẽ và có phần quá mức của nuôi biển truyền thống đã gây ra những tác động xấu không đáng có đến môi trường, những thiệt hại cho chính cộng đồng ngư dân nuôi biển. “Chính vì vậy, chúng ta phải tiến dần ra nuôi biển xa bờ với mô hình nuôi biển công nghiệp”, ông Dũng khẳng định.
![]() |
PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo. |
Theo đó, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học cần tập trung thảo luận, góp ý với mục đích phát triển nuôi biển Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành trung tâm nuôi biển của khu vực và thế giới.
Theo báo cáo từ Tổng cục Thủy sản, hiện diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển (nuôi biển) của cả nước đạt 85.000ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,3%/năm với 8,9 triệu mét khối lồng nuôi. Tổng sản lượng nuôi biển năm 2022 của Việt Nam đạt 670.000 tấn, tăng 3,5% so năm 2021. Nước ta đặt mục tiêu, đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280 nghìn ha, thể tích lồng nuôi 10,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 850 nghìn tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 0,8 - 1,0 tỷ đô la Mỹ. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300 nghìn ha, thể tích lồng nuôi 12,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 1.450 nghìn tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2,0 tỷ đô la Mỹ. Tầm nhìn đến năm 2045, ngành công nghiệp nuôi biển của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến với phương thức quản lý hiện đại. Công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng trong ngành Thủy sản, có đóng góp trên 25% tổng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ đô la Mỹ. |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Hòa Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Trong bối cảnh nuôi trồng thuỷ sản lồng bè truyển thống trên biển đang hiện hữu chủ yếu là gần bờ, qui mô nhỏ lẻ, công nghệ nuôi (bao gồm cả hạ tầng, vật liệu và kỹ thuật nuôi) đang gây áp lực ô nhiễm môi trường và chồng chéo việc sử dụng diện tích mặt nước với các ngành kinh tế khác dẫn tới hiệu quả không cao.
![]() |
Ông Trần Hòa Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa |
Cùng với đó, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết, thiên tai cực đoan như mưa, gió, bão, lũ lụt, khô hạn, nắng nóng,… xuất hiện thường xuyên hơn, chuyển biến theo hướng cực đoan và khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên biển.
“Những ý kiến, kết quả đạt được tại Hội thảo là cơ sở để các cơ quan chuyên môn của tỉnh đánh giá thực trạng nuôi biển bằng lồng bè trên địa bàn tỉnh, đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển nuôi biển trên vùng biển hở, vùng biển xa bờ, ứng dụng công nghệ cao phù hợp trên từng vùng biển”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam nói.
![]() |
Hội thảo đã nghe những tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học về phát triển nuôi biển, xu hướng thương mại thủy sản và các tiêu chuẩn bền vững trong chuỗi cung ứng thủy sản... |
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Rob Garrison – Chuyên gia Công ty NewSeas LLC (Hoa Kỳ) cho biết: Để nuôi biển bằng lồng thành công, người nuôi cần chú ý vào các nội dung như lựa chọn loài và địa điểm nuôi, chi phí vốn, chi phí vận hành, tính bền vững… Bên cạnh đó, cần lưu ý tính toán nhu cầu logistics, điều kiện vùng biển và chất lượng nước.
![]() |
Ông Rob Garrison – Chuyên gia Công ty NewSeas LLC (Hoa Kỳ). |
“Địa điểm cần nằm cách xa các trại nuôi khác, quần thể sinh vật nhạy cảm, nguồn gây ô nhiệm, khu vực phát triển nuôi trồng thủy sản và nghề cá khác”, ông Rob Garrison lưu ý và thông tin thêm: Cá tạp và thức ăn thủ công tự chế có nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh, vì vậy, chất lượng thức ăn là quan trọng nhất. “Công thức thức ăn phù hợp cần chứa hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ với tỷ lệ tối ưu cho sự phát triển khỏe mạnh của cá; bao gồm proteins, chất béo, vi chất như khoáng, vitamin”.
Chuyên gia cũng lưu ý người nuôi cần quan tâm đến tính bền vững môi trường, tuân thủ pháp luật.
Thông tin từ Tổng cục Thủy sản, từ ngày 24 - 31/5/2023, Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra công tác chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) lần thứ 4. Nội dung kiểm tra lần này là đánh giá kết quả triển khai các khuyến nghị của EC về IUU; trong đó tập trung vào công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và hoạt động trên biển, kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác. |
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
