Nhiều tổ chức dự báo GDP Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng 5,4% trong năm 2021

Báo cáo Dự báo Kinh tế toàn cầu mới nhất của ICAEW và Oxford Economics dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn ở mức 5,4% trong năm 2021 và sẽ tăng lên 7,5% trong năm 2022.

Sự lây truyền nhanh chóng của biến thể Delta dễ lây lan đã phủ bóng đen lên Đông Nam Á và hạn chế đà phục hồi và tăng trưởng của kinh tế của khu vực trong năm nay, đặc biệt là đối với các quốc gia có mức độ miễn dịch Covid-19 thấp. Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế toàn cầu mới nhất, tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia dự kiến giảm trong quý 3 năm nay, nhưng triển vọng của khu vực vào năm 2022 là tích cực hơn.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Báo cáo Dự báo Kinh tế toàn cầu dự đoán rằng, các nền kinh tế có mức độ miễn dịch thấp với Covid-19 sẽ đối mặt với rủi ro nhiều nhất trong phục hồi tăng trưởng. Các quốc gia chậm trễ triển khai tiêm chủng, trong khi đó biến thể Delta gây ra sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm Covid-19, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia này, gây nên sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Bởi vậy, miễn dịch Covid-19 chính là chìa khóa giúp nền kinh tế Đông Nam Á phục hồi trước sự de dọa của biến thể Delta.

Các nền kinh tế châu Á đạt được tốc độ phục hồi thành công khác nhau trước tác động của biến thể Delta, phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng và mức độ cách ly xã hội khác nhau ở mỗi quốc gia. Theo báo cáo, làn sóng lây nhiễm Covid-19 mạnh mẽ ở Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong quý vừa qua, là nguyên nhân khiến những quốc gia này phải đối mặt với sự phục hồi chậm trễ trong năm 2021, nhưng hứa hẹn đà tăng trưởng đáng kể vào năm 2022, khi tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao hơn và các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ.

Triển vọng phục hồi kinh tế vẫn còn khá mờ mịt trong ngắn hạn đối với Việt Nam, Philippines và Thái Lan, những quốc gia đang phải tiếp tục chiến đấu chống lại sự lây lan của virut. Đối với các nền kinh tế định hướng xuất khẩu mạnh mẽ như Việt Nam, thì tăng trưởng vẫn phụ thuộc vào sự phục hồi của khu vực sản xuất. Tuy nhiên, GDP của Việt Nam dự đoán vẫn sẽ ở mức 5,4% (đã điều chỉnh giảm từ 7,6% trong báo cáo gần đây nhất của ICAEW) trong năm 2021, trước khi tăng lên 7,5% vào năm 2022. Sự khởi sắc trong tăng trưởng kinh tế sẽ được thúc đẩy, khi Việt Nam nới lỏng các biện pháp hạn chế, đồng thời lĩnh vực công nghiệp dự kiến sẽ được phục hồi từ khoảng giữa năm 2022.

Mặc dù, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Trung Quốc đã ghi nhận số lượng ca nhiễm mới thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, nhưng biến thể Delta cũng khiến các quốc gia này buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ trong quý 3 năm nay. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế của các nền kinh tế này trong năm 2022 là rất vững chắc, do tỷ lệ tiêm chủng cao và việc triển khai thành công các hạn chế có mục tiêu.

Khi hơn 80% dân số của Singapore sẽ được tiêm chủng đầy đủ, quốc gia này sẽ nới lỏng hơn nữa các hạn chế liên quan đến Covid trong những quý tới, GDP của Singapore dự đoán sẽ tăng 6,4% trong năm nay, tương tự như dự báo trong báo cáo gần đây nhất của ICAEW. Dự báo trong năm tới, GDP của Singapore sẽ tăng trưởng với tốc độ vững chắc là 4,1%.

Ông Mark Billington, Giám đốc điều hành các thị trường quốc tế của ICAEW, cho biết: “Biến thể Covid-19 Delta đã làm trật bánh quá trình phục hồi của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á và thực tế cho thấy để sống chung với Covid-19 là một vấn đề vô cùng phức tạp.”

“Các chính phủ không chỉ phải thực hiện các biện pháp hạn chế thích hợp nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể, mà còn cần phải đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng để đạt được khả năng miễn dịch, nhằm cải thiện triển vọng tăng trưởng kinh tế”.

Bức tranh toàn cầu

Trên toàn thế giới, nhiều nền kinh tế đã chứng kiến một khởi đầu khó khăn, do tình trạng lây nhiễm gia tăng mạnh, dẫn đến các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, đã gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế trong quý 1, trước khi bắt đầu đà hồi phục vào quý 2 khi các chương trình tiêm chủng được triển khai. GDP toàn cầu tăng trưởng 1,4% trong quý 2 năm 2021, vượt quá tốc độ tăng trưởng trong 15 năm trước đại dịch Covid-19, gồm cả tốc độ phục hồi sau cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng này có thể bị chững lại, do những lo ngại về biến thể Delta dẫn đến những biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính như sản xuất. Nhìn chung, Báo cáo Dự báo Kinh tế toàn cầu của ICAEW dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 5,8% trong năm 2021 và 4,7% vào năm 2022.

Tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế do ICAEW tổ chức vào ngày 14/9/2021, các nhà lãnh đạo và chuyên gia kinh tế đã thảo luận về triển vọng kinh tế của Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông, tập trung vào tác động của biến thể Delta và các quốc gia sẽ làm thế nào để có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua các nền kinh tế xanh hơn. Kỷ nguyên hậu Covid-19 sẽ bị chi phối bởi biến đổi khí hậu và sự phục hồi sau đại dịch mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại một cách mạnh mẽ và bền vững hơn, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra tình trạng hàng tồn kho toàn cầu sẽ làm gián đoạn lĩnh vực sản xuất của khu vực. Ở cấp độ toàn cầu, do mức độ phong tỏa và thành công từ việc nới lỏng các hạn chế ở mỗi quốc gia là khác nhau, đã tạo ra tình trạng quay trở lại công việc không đồng đều và tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều công ty khắp nơi trên thế giới đã báo cáo rằng, các doanh nghiệp này đang có lượng hàng dự trữ ít hơn đáng kể so với số lượng mà họ thường mong đợi. Những hạn chế về nguồn cung sẽ vẫn là một thử thách trong ngắn hạn, đồng thời sản xuất chậm chạp sẽ dẫn đến tăng chi phí và áp lực lạm phát sẽ tác động, làm ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.

Báo cáo này khuyến nghị, một nền kinh tế xanh đòi hỏi sự đổi mới công nghệ và đầu tư công. Chi phí kinh tế của việc không hành động xung quanh biến đổi khí hậu là rất lớn. Đối với các nền kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc nhiều hơn vào nông nghiệp và các ngành chăn nuôi gia súc, do đó, sự chậm tiến độ triển khai các giải pháp năng lượng tái tạo có thể là một thách thức thực sự đối với tăng trưởng GDP của các quốc gia này trong dài hạn.

Mặt khác, có rất nhiều cơ hội để trở thành quốc gia đi đầu về công nghệ xanh. Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á đều đang ở những vị trí chính để lập biểu đồ phục hồi xanh cho nền kinh tế với tư cách là những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Cùng với mức nợ công thấp, điều này mang lại cơ hội xây dựng nền kinh tế trở lại xanh hơn, nếu các quốc gia này đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, khai thác các mối quan hệ đối tác công và tư để tạo ra sự thay đổi. Các quốc gia có thể thực hiện được điều này bằng cách đặt ra các mục tiêu chính sách rõ ràng, và cung cấp hướng dẫn cho doanh nghiệp về việc tích hợp các chiến lược bền vững trong tổ chức của họ và đánh giá tiến trình của họ với một bộ khung báo cáo chung.

Thu Thủy

Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, phát triển nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa.
Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việc Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là kết quả của nhiều năm hợp tác sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam đạt 124 triệu USD, tăng 206,2%, chiếm 32,8% tổng nhập khẩu từ ASEAN và chiếm 2,2% tổng nhập khẩu với thế giới.
Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để có thể đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản khác năm 2025 đạt hơn 18 tỷ USD.
Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 10 quốc gia: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Malaysia và New Zealand.
Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Nhằm tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đang tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm vừa qua.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 33,9%.
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu ước đạt 5 tỷ USD sang thị trường này.

Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội thâm nhập vào thị trường New Zealand nếu chú trọng đến sản xuất theo tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững.
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác xây dựng, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu đang phủ sóng "chợ mạng" với giá rẻ bất ngờ, hút người mua nhưng tiềm ẩn nguy cơ không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Phiên bản di động