Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"
Bầu Đức tập trung làm nhà giá rẻ Nghịch lý: “Thừa nhà cao cấp, thiếu nhà giá rẻ” Phát triển thị trường nhà giá rẻ cần chính sách và hài hòa các lợi ích |
Nhu cầu nhà ở giá rẻ cho công nhân, người có thu nhập thấp, nhất là ở các thành phố lớn vẫn rất cấp bách.
Nhiều quyết sách phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho công nhân bài bản, mục tiêu rõ ràng đã được ban hành. Nhưng việc triển khai xây dựng nhà ở giá rẻ cho người lao động bình dân đến nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Vì sao nhu cầu có, chính sách có, vốn vay có… mà thị trường nhà ở xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn? Doanh nghiệp phát triển bất động sản vẫn dè dặt? Người lao động nghèo vẫn rụt rè khi tiếp cận các gói tín dụng mua nhà giá rẻ?
![]() |
Hàng chục triệu người có thu nhập thấp vẫn gặp tầng tầng lớp lớp khó khăn khi mua nhà ở xã hội dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Ảnh minh họa |
Đánh giá cao gói 120.000 tỷ đồng cho vay làm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng nhiều người cho rằng lãi suất 8,2%/năm vẫn quá cao so với khả năng chi trả đang là rào cản với đa số người lao động có nhu cầu mua nhà.
Đặc biệt, thời hạn ưu đãi trong vay mua nhà chỉ kéo dài trong khoảng 5 năm và điều này có thể tạo ra rủi ro cho người vay nếu thời gian vay nợ kéo dài. Người vay có thể phải đối mặt với tăng lãi suất hoặc các điều kiện khác không thuận lợi hơn. Điều này có thể làm tăng gánh nặng tài chính cho người vay và tạo ra rủi ro tài chính. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến người lao động thu nhập trung bình, thu nhập thấp e dè khi muốn vay mua nhà ở xã hội.
Thủ tục pháp lý vay mua nhà ở xã hội cũng không hề đơn giản. Để vay được tiền, người thuê, mua nhà phải có đủ các điều kiện chứng minh thu nhập ổn định, khá ngặt nghèo, phức tạp.
Không những thế, thị trường nhà ở xã hội thời gian qua cũng chưa thực sự minh bạch. Nhiều trường hợp đủ tiêu chuẩn để có một suất mua nhà ở xã hội nhưng lại không tiếp cận được và buộc chấp nhận mua “chênh” tới vài trăm triệu đồng.
Trong khi đó, doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng chẳng mặn mà với nhà ở xã hội bởi thủ tục pháp lý phức tạp và chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn.
Theo giới chuyên gia, để chính sách nhà ở xã hội đi vào cuộc sống, các ngân hàng nên đánh giá lại để có lãi suất phù hợp với người thu nhập thấp, tính toán kéo dài thời hạn ưu đãi để hạn chế rủi ro cho người vay vốn. Lãi suất ưu đãi khoảng 4,8-5%/năm trong thời hạn tối đa 25 năm được coi là giải pháp tối ưu giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận vốn và mua nhà. Thủ tục xét duyệt vay mua cũng tính toán điều chỉnh theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn.
Nhà nước cũng cần đầu tư dạy nghề và tạo thêm nhiều việc làm. Việc tạo ra thu nhập ổn định giúp người thu nhập thấp có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính để mua hoặc thuê nhà ở xã hội.
An sinh xã hội là mục tiêu, chính sách rất nhân văn của Đảng và Chính phủ, có tầm quan trọng hàng đầu, nhưng cũng rất cần tư duy sâu sát của các cấp, các ngành, thấu hiểu những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để nhanh chóng triển khai đạt hiệu quả.
Đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn mới đây đã có buổi làm việc với hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Trong chương trình làm việc ở cả hai địa phương, Bộ trưởng đều đi khảo sát thực tế 2 dự án nhà ở xã hội, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân và khẳng định sẽ báo cáo Chính phủ, cùng các địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho công nhân.
Thực tế, nếu không đẩy nhanh các thủ tục pháp lý, gỡ vướng mắc hành chính, không đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn 120.000 tỷ đồng thì mục tiêu có 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay tới năm 2030 là khó khả thi.
Tin mới cập nhật

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội

Đề nghị kiểm tra dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội

Hàng loạt công trình vi phạm xây dựng tại khu đô thị Chi Đông

Dự án Endless Skyline West Lake bị chậm tiến độ, vì sao?

Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng thu hút các tập đoàn lớn tham gia

Diễn biến mới nhất về Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa

Hà Nội lập "thành phố trong Thủ đô", sớm xây sân bay nữa ngoài Nội Bài
Tin khác

Toàn cảnh khu đất xây dựng dự án siêu đô thị thông minh 4,2 tỷ USD

Một tỉnh nằm sát Hà Nội tăng trưởng liên tục 2 chữ số, sắp "cất cánh" lên thành phố trực thuộc TƯ

50 doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội đầu tư vào tỉnh ven biển có "siêu cảng" lớn nhất miền Tây

Một thành phố trực thuộc TW đẩy mạnh phát triển KCN, kỳ vọng "hút" 2,5 tỷ USD FDI từ các "đại bàng"

Một huyện tại TP. Hồ Chí Minh sắp có khu đô thị lấn biển 9 tỷ USD, quy mô 2.870ha

Bí quyết đưa vùng đất học trên 760 năm tuổi, "già" sau mỗi Hà Nội, lọt Top tăng trưởng GRDP cả nước

Chung cư Hà Nội vùn vụt tăng giá, gia đình trẻ "đỏ mắt" tìm chốn an cư

"Ông lớn" bất động sản ồ ạt đổ bộ Long An, khai phá thị trường "sát vách" TP. Hồ Chí Minh

Đề xuất mới về quản lý tiền thu từ cho thuê, bán nhà tài sản công

"Xanh hóa" đô thị - xu hướng phát triển tất yếu
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
