Một tỉnh nằm sát Hà Nội tăng trưởng liên tục 2 chữ số, sắp "cất cánh" lên thành phố trực thuộc TƯ
Giai đoạn 1997 - 2021, tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 13,42%/năm, thuộc Top cao trên cả nước. Đặc biệt theo Quy hoạch tỉnh vừa được phê duyệt, đến năm 2050, Vĩnh Phúc sẽ được nâng lên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (TƯ).
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc, là cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236km2 với dân số khoảng 1,21 triệu người (2022). Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (2 thành phố và 7 huyện).
![]() |
Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về làng nghề và đang được phát triển gắn liền với du lịch |
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại một… Tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Phúc là thành phố trực thuộc Trung ương.
Được biết, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh: Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đến năm 1968, tỉnh sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Và từ 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái thành lập.
Với hướng đi đúng đắn, kể từ lúc thành lập kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, có năm tăng trên 20%, bình quân giai đoạn 1997-2021 tăng 13,42%/năm. Quy mô GRDP năm 2023 đạt 158.000 tỷ đồng, tăng gấp 80 lần so với năm 1997 (1.960 tỷ đồng). Giá trị GRDP bình quân đầu người là 130,5 triệu đồng/người, cao gấp 60 lần so với 1997 là 2,18 triệu đồng/người.
Thu ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc cũng đạt mức cao, luôn vượt mục tiêu đề ra, với nhiều dấu mốc quan trọng và luôn nằm trong top các tỉnh có số thu ngân sách cao nhất của cả nước. Năm 1997, Vĩnh Phúc mới chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng. Đến năm 2019, tỉnh đã đạt trên 35.000 tỷ đồng và trở thành tỉnh có số thu ngân sách đứng thứ 8 cả nước, thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Năm 2020, 2021 dù tác động của đại dịch nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt trên 32.000 tỷ.
Kể từ lúc tái thành lập năm 1997, tỉnh đã xác định: Tập trung phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là nền tảng, động lực để phát triển. Và theo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ phát triển mới 5 khu công nghiệp để đến năm 2030 Vĩnh Phúc sẽ có 24 khu công nghiệp được quy hoạch. Trong đó, tỉnh ưu tiên các khu công nghiệp mới dọc theo các trục đường giao thông huyết mạch như cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường vành đai 4, vành đai 5.
Hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh đang đi đúng hướng. Năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 47%, dịch vụ chiếm 23,5% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 5,3%, thuế sản phẩm chiếm khoảng 24%.
Điểm nổi bật của Vĩnh Phúc là có tiềm năng khai thác du lịch với quần thể danh lam, thắng cảnh như: Vườn Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà; danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn…
Những năm qua, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh Vĩnh Phúc. Điển hình năm 2023, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã đón khoảng 9,3 triệu lượt khách (tăng 13% so với 2022). Điều này đã góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm và doanh thu cho địa phương. Trong ảnh là hồ Đại Lải với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng vào lúc chiều tà.
Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về làng nghề và đang được phát triển gắn liền với du lịch, hiện tỉnh còn duy trì 8 nghề truyền thống với 28 làng nghề khác nhau, gồm các nhóm nghề về sản xuất đồ gỗ, gốm sứ, thủy tinh, đan lát…
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu kinh tế tăng trưởng 7,5-8,5%. Đồng thời, tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn…
Vĩnh Phúc là tỉnh nhỏ nằm sát Hà Nội, là 1 trong 10 tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất cả nước: Bắc Ninh (822,7km2), Hà Nam (860,5km2), Hưng Yên (926km2), Vĩnh Phúc (1.238,6km2), Đà Nẵng (1.285,4km2), Ninh Bình (1.378,1km2), Cần Thơ (1.409km2), Vĩnh Long (1.475km2), Hải Phòng (1.527,4km2) và Thái Bình (1.570,5km2).
Tin mới cập nhật

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội

Đề nghị kiểm tra dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội

Hàng loạt công trình vi phạm xây dựng tại khu đô thị Chi Đông

Dự án Endless Skyline West Lake bị chậm tiến độ, vì sao?

Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng thu hút các tập đoàn lớn tham gia

Diễn biến mới nhất về Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa

Hà Nội lập "thành phố trong Thủ đô", sớm xây sân bay nữa ngoài Nội Bài
Tin khác

Toàn cảnh khu đất xây dựng dự án siêu đô thị thông minh 4,2 tỷ USD

50 doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội đầu tư vào tỉnh ven biển có "siêu cảng" lớn nhất miền Tây

Một thành phố trực thuộc TW đẩy mạnh phát triển KCN, kỳ vọng "hút" 2,5 tỷ USD FDI từ các "đại bàng"

Một huyện tại TP. Hồ Chí Minh sắp có khu đô thị lấn biển 9 tỷ USD, quy mô 2.870ha

Bí quyết đưa vùng đất học trên 760 năm tuổi, "già" sau mỗi Hà Nội, lọt Top tăng trưởng GRDP cả nước

Chung cư Hà Nội vùn vụt tăng giá, gia đình trẻ "đỏ mắt" tìm chốn an cư

"Ông lớn" bất động sản ồ ạt đổ bộ Long An, khai phá thị trường "sát vách" TP. Hồ Chí Minh

Đề xuất mới về quản lý tiền thu từ cho thuê, bán nhà tài sản công

"Xanh hóa" đô thị - xu hướng phát triển tất yếu

Ông Lê Phước Vũ sẽ không rời Hoa Sen, đặt kế hoạch LNST niên độ 2024 tăng 16 lần
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
