Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước bằng tiêu chí phân loại
3 mục tiêu về Doanh nghiệp nhà nước
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông, với vai trò là cơ quan tổng hợp, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về công tác sắp xếp, đổi mới DNNN, trong quá trình xây dựng Quyết định 22/2021/QĐ-TTg, Bộ KH&ĐT đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, sắp xếp lại hệ thống DNNN tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết 12-NQ/TW để nghiên cứu soạn thảo và trình Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết với 3 quan điểm, bao gồm: Thứ nhất, xác định DNNN chỉ hiện diện trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Thứ 2, tăng cường phân cấp, phân quyền cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc quyết định, chịu trách nhiệm và phù hợp với thực tiễn của mỗi ngành, mỗi địa phương gắn với xây dựng các thiết chế, công cụ để thực hiện kiểm tra, giám sát. Thứ 3, phát huy vai trò của những DNNN quy mô lớn, có thương hiệu, có vai trò mở đường, dẫn dắt trong một số lĩnh vực.
![]() |
Tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN hướng tới 3 mục tiêu |
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN trong giai đoạn tới cần hướng tới 3 mục tiêu sau: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, cơ bản đảm bảo hoàn tất việc sắp xếp lại khối DNNN đến năm 2025. Đưa ra các tiêu chí phân loại tổng thể xét theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, tính chất hoạt động… nhưng vẫn tính đến các đặc thù riêng biệt của từng ngành, địa phương để tạo khung pháp lý thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. Tạo nguồn thu cổ phần hoá, thoái vốn cho ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông, khi xây dựng Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg, Bộ KH&ĐT đã kế thừa Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 và bổ sung nhiều điểm mới. Trong đó, điểm mới đầu tiên phải là Quyết định đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần phân cấp, phân quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác sắp xếp, đổi mới DNNN. Cụ thể, đối với DN cấp 1 (các công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ-con và công ty độc lập), Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt hình thức sắp xếp. Đối với DN cấp 2 (công ty con trong nhóm công ty mẹ-con) thì công ty mẹ được quyền chủ động đưa ra phương án sắp xếp căn cứ vào hiệu quả hoạt động và vai trò của DN.
Cùng với đó, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg cũng bổ sung quy định các bộ, ngành trong chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm chủ động sửa đổi hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định có liên quan nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp. Bổ sung, điều chỉnh một số ngành tại Phụ lục Tiêu chí phân loại theo ngành, lĩnh vực cho phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và thực tiễn hoạt động. Ví dụ như, bổ sung thêm lĩnh vực “sản xuất phim khoa học, thời sự phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin đối ngoại và nhiệm vụ an ninh tư tưởng, văn hóa”, “bảo hiểm tiền gửi và mua bán, xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng”, “Quản lý, khai thác các bến cảng tại cảng biển đặc biệt theo quy định về phân loại cảng biển Việt Nam”...
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông khẳng định, việc ban hành Quyết định 22/2021/QĐ-TTg tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong tiến trình cải cách khu vực DNNN. Đồng thời là khung pháp lý quan trọng để các cơ quan đại diện chủ sở hữu có căn cứ đề xuất hình thức sắp xếp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tại DNNN.
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B
Tin khác

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
