Mỹ chính thức cấm nhập khẩu dầu từ Nga: Giá dầu thế giới tăng vọt
Ngày 9/3, giá dầu thô của Mỹ WTI tăng hơn 1%, đạt ngưỡng 126 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng tiến sát mốc 130 USD/thùng. Brent là loại dầu chuẩn của quốc tế, trong phiên giao dịch ngày 8/3 đã có lúc tăng lên đến 132,75 USD/thùng rồi sau đó hạ nhiệt.
Ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra tuyên bố nước này cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm năng lượng từ Nga do cuộc xung đột Nga - Ukraine. Quyết định này được các cử tri và các nhà lập pháp Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ, cho dù động thái này sẽ khiến giá năng lượng của Mỹ tăng, dẫn đến lạm phát của nước này cũng sẽ tăng.
“Chúng tôi đưa ra quyết định này sau khi tham vấn với các nước đồng minh và đối tác trên khắp thế giới, đặc biệt tại châu Âu. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với châu Âu và các nước đối tác nhằm đưa ra chiến lược dài hạn nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga” - Tổng thống Biden nói trong cuộc họp báo mới đây.
Năm 2021, Mỹ nhập khẩu ước tính 672.000 thùng dầu/ngày các sản phẩm dầu từ Nga, tương đương khoảng 8% tổng lượng nhập khẩu vào Mỹ, theo số liệu cung cấp bởi quỹ Lipow Oil Associates dựa trên số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Mặc dù không phải nước nhập khẩu dầu thô lớn của Nga nhưng quyết định cấm vận của Mỹ có thể sẽ kéo theo quyết định cấm vận của các nước đồng minh.
![]() |
Cũng trong ngày 8/3, Tập đoàn Shell cũng có thông báo ngừng mua dầu thô của Nga và sẽ đóng cửa các trạm dịch vụ của mình ở nước này. Shell cho biết họ có kế hoạch chấm dứt ngay việc mua dầu thô của Nga trên thị trường giao ngay và không gia hạn hợp đồng, trừ khi có chỉ đạo khác từ các chính phủ. Công ty cho biết họ sẽ chuyển chuỗi cung ứng của mình sang loại bỏ hoàn toàn dầu thô của Nga.
Trước đó, nước Anh cũng thông báo biện pháp hạn chế nhập khẩu dầu Nga, khẳng định sẽ ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu sản phẩm năng lượng từ nước này trước thời điểm cuối năm. Liên minh châu Âu (EU) cũng công bố kế hoạch giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga.
Theo thống kê, hiện nay, Nga xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. 3 nguồn cung dầu có thể được bổ sung để hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt gồm: Iran, Venezuela, OPEC+ và có thể thêm nguồn dầu từ các kho dự trữ chiến lược. Tuy nhiên, tất cả đều cần thời gian. Hiện, Iran và Venezuela vẫn đang chịu lệnh cấm vận dầu của Mỹ. Để bơm được nguồn dầu này vào thị trường, Mỹ cần tổ chức các buổi đàm phán.
Trong khi đó, các quốc gia thuộc OPEC+ đã thực hiện kế hoạch tăng sản lượng khai thác 400.000 thùng/ngày mỗi tháng, theo thỏa thuận đã đạt được vào tháng 4/2021 của nhóm. Nhưng thực tế từ nhiều tháng qua cho thấy, OPEC+ chưa khi nào đạt được mức tăng sản lượng như kỳ vọng, bởi không ít nước thành viên của nhóm đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng, đáp ứng hạn ngạch được phân bổ.
Các tính toán cũng cho thấy, nếu các nhà sản xuất lớn của OPEC+ tăng tối đa sản lượng khai thác cũng chỉ giải quyết được khoảng 2 triệu thùng/ngày.
Còn việc sử dụng các kho dự trữ dầu chiến lược cũng chỉ là bài toán trong ngắn hạn. Con số 60 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ chiến lược mà Mỹ và một số nước tiêu thụ dầu lớn thực hiện cũng chỉ duy trì được 30 ngày, với kịch bản các nước này bổ sung 2 triệu thùng/ngày vào thị trường.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
