Doanh nghiệp logistics kiến nghị nghiên cứu kỹ tính khả thi Dự án Cảng quốc tế Cần Giờ
Chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics còn nhiều khó khăn Phát huy năng lực doanh nghiệp logistics, tận dụng hiệu quả EVFTA |
Báo cáo số 04 /Ban IV của Ban IV (Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân) vừa gửi Thủ tướng ngày 28/3/2023 thể hiện, các doanh nghiệp ngành logistics phản ánh với Ban IV nội dung: Dự án Cảng quốc tế Cần Giờ do liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Mediterranean Shipping Company (MSC) đề xuất với tổng mức đầu tư sơ bộ (7 giai đoạn) hơn 112.000 tỷ đồng, có quy mô khoảng 7,2 km cầu cảng, tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 teus), công suất thông qua 10 - 15 triệu TEUS (khi đưa vào khai thác năm 2027).
Đối với dự án này, theo phân tích của các doanh nghiệp, cảng này không có trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được ban hành theo Quyết định 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu lượng hàng hóa trung chuyển từ các quốc gia Thái Lan, Campuchia, Philippines qua vị trí đề xuất tại Dự án Cảng quốc tế Cần Giờ theo ước tính chỉ khoảng 1 triệu TEUs được dự báo là lãng phí nguồn lực so với quy mô thiết kế của dự án, đặc biệt khi số vốn đầu tư sẽ phải bỏ ra lớn do chưa có hạ tầng giao thông kết nối tới cảng.
Ngoài ra, nhiều dự án nâng cấp và xây dựng mới có trong quy hoạch, điển hình như Trung tâm Logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu, còn chưa khai thác hết công suất; hoàn toàn đáp ứng được năng lực vận tải của khu vực nên việc đầu tư mới trong khi chưa tối ưu hệ thống hiện tại có thể gây lãng phí, giảm nguồn lực đầu tư.
![]() |
Phối cảnh thiết kế Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ |
Từ đó, doanh nghiệp và Hiệp hội ngành logistics kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP.HCM nghiên cứu kỹ lưỡng tính khả thi và hiệu quả đầu tư của Dự án Cảng quốc tế Cần Giờ.
Trước đó, vào cuối tháng 6/2022, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về đầu tư cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ (Dự án Cảng quốc tế Cần Giờ-PV).
Sau đó, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 3987/QĐ-UBND về kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển trên địa bàn đến năm 2030, trong đó, đề xuất ưu tiên nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung Thành phố.
UBND TP.HCM cũng đã giao Sở kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện, đề xuất phát triển bến cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ; Sở Quy hoạch - Kiến trúc được giao nghiên cứu, đề xuất phương án cập nhật quy hoạch giao thông đường bộ kết nối với cảng biển khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung TP.HCM; Sở Giao thông - Vận tải sẽ phối hợp Bộ Giao thông - Vận tải nghiên cứu đánh giá tác động của việc đầu tư xây dựng khu bến Cần Giờ đến quy hoạch; hoạt động của các cảng biển tại khu vực và phân tích, đánh giá lượng hàng thông qua khu bến Cần Giờ.
Tin mới cập nhật

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?
Tin khác

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
