Điện thoại iPhone 15 và thói sĩ diện hão của người Việt
Rò rỉ thiết kế iPhone 15 đẹp mê mẩn khiến iFan “đứng ngồi không yên” Đêm nay 12/9, Apple ra mắt iPhone 15, Apple Watch, AirPods |
Nhân dịp các dòng sản phẩm điện thoại iPhone 15 được ra mắt, trên mạng xã hội xuất hiện xuất hiện một thông tin theo đó Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia nằm trong số những nơi người dân cần làm việc gần 2 tháng mới đủ tiền lên đời điện thoại iPhone 15 Pro, lần lượt là 55,6 và 55,9 ngày.
Trong khi đó trung bình người Mỹ cần làm việc 5,3 ngày.
Số liệu này được tính dựa trên thu nhập trung bình hàng năm của các nước được hãng thương mại điện tử quốc tế Picodi đưa ra.
Tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng song sự thú vị của thông tin là ở chỗ cái thói sĩ diện của người Việt được nhà phân tích thương mại điện tử nhìn nhận ở một góc độ khá tinh tế.
Việt Nam chưa phải là nước có thu nhập bình quân đầu người cao theo đúng nghĩa nhưng thói hâm mộ sản phẩm công nghệ đắt tiền thì không chịu thua kém bất cứ quốc gia nào.
Mà nói cho đúng cái hâm mộ đó chẳng qua là để thoả mãn cái thói sĩ diện. Rằng mình phải có trước, có đầu tiên hơn tất cả mọi người.
Còn nhớ những cảnh đa phần người Việt có mặt trong những đám đông xếp hàng tại một số cửa hàng bán iPhone để sở hữu cho bằng được một chiếc iPhone, iPad mới nhất.
Không có điều kiện xếp hàng thì chấp nhận bỏ ra cả hàng chục triệu mua một chiếc Iphone xách tay. Sở hữu rồi cũng chỉ để nghe gọi, lướt web, Zalo, chơi game. Chấp nhận chỉ sau một vài tuần lỗ nhiều triệu đồng.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Người có điều kiện không nói làm gì nhưng có cả người dù phải kiếm từng đồng hàng ngày, sinh viên học sinh cũng cố chạy vạy tiền để có bằng được cho hơn bạn bè, người thân, cộng đồng xung quanh.
Có nguời bảo, như vậy càng kích thích tiêu dùng, thị trường hàng hoá thêm phát triển chứ sao.
Tôi không nghĩ như vậy.
Đó là biểu hiện của thói sĩ diện, thích khoe mẽ, phải cố hơn người cho bằng được.
Cái tật xấu này được cảnh tỉnh từ cách đây cả thế kỷ và tưởng chừng như trong thời buổi được tiếp xúc nhiều sản phẩm công nghệ, người ta sẽ ngày càng chừng mực hơn.
Nhưng không, thói sĩ diện gần như đã thấm vào máu của không ít người Việt và sẵn sàng trỗi dậy bất chấp hoàn cảnh.
Cấp độ cá nhân đã vậy, cấp độ cộng đồng còn ghê hơn nữa.
Một dạo từng rộ lên phong trào tượng đài, cổng chào từ cửa ngõ địa phương cho đến từng làng xóm.
Công trình phải to, phải hoành tráng như một đại diện xứng đáng cho hình ảnh địa phương mình.
Tỉnh anh, địa phương anh có lẽ nào tỉnh tôi, địa phương tôi chịu ngồi yên. Cuộc đua thế là bắt đầu.
Rồi cuộc đua các kỷ lục Việt Nam với những công trình, những sản phẩm kỳ quái, xa lạ với cộng đồng cốt sao tên tuổi mình được “đóng đinh” trong tâm tưởng cộng đồng, tâm tưởng xã hội cũng đều có căn nguyên từ cái thói sĩ diện được nói ở đây.
Thói sĩ diện biến người ta thành nô lệ của chính mình, đưa người ta vào vòng hoang tưởng, huyễn hoặc như nhà thơ Lưu Quang Vũ từng cảnh tỉnh trong vở kịch “Bệnh sĩ” những năm 80 của thế kỷ trước qua câu nói thản nhiên của ông Đội trưởng sản xuất: "Tao cũng không phải là tao nữa".
Nó thể hiện căn bệnh sĩ có trong mỗi người, và có thể biến đổi mỗi con người theo chiều hướng tiêu cực.
Không biết trong kế hoạch về chấn hưng văn hoá đang được bàn thảo, người ta có quan tâm đến chấn hưng cả cái thói sĩ diện này của người Việt hay không?
Tin mới cập nhật

Từ lừa đảo trên mạng đến nỗi lo an toàn dữ liệu

Câu chuyện nồng độ cồn: Từ quy định đến xây dựng ý thức công dân

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Ứng dụng công nghệ giúp nâng cao hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông

Đừng ảo tưởng bằng giỏi đại học là "chìa khóa" vạn năng

Dạy thêm học thêm: Loay hoay chuyện “chính danh” đến bao giờ?

Viết trong ngày Nhà giáo Việt Nam: Học đường vẫn phải là nơi tốt nhất lan tỏa tình thương

Thu hút và trọng dụng nhân tài thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng

Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Đáp ứng kịp thời yêu cầu từ thực tiễn

Bệnh viện thiếu thuốc, hiệu thuốc “bao nhiêu cũng có”
Tin khác

Hà Nội ghi dấu ấn thành phố đổi mới sáng tạo

“Nhuộm áo” cho gạo Séng Cù: Đừng để màu sắc đánh lừa tri giác

Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ chối tiếp công dân là Phó giám đốc Sở

Làm đường cao tốc: Đừng để một chủ trương lớn bị mang tiếng

Xoá sổ trang web chuyên cung cấp dữ liệu vi phạm bản quyền: Vui và buồn

Hoá đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu: Đừng “ngại” khi triển khai

Từ vụ việc nhà khoa học Đinh Công Hướng nghĩ về thương mại hoá các kết quả nghiên cứu

Kỳ lạ đề xuất doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được quyền nghỉ bán… nếu lỗ

“Móng tay nhọn” cho “vỏ quýt dày” trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới

Loạn bác sĩ, dược sĩ quảng cáo sữa trái pháp luật, vai trò Bộ Y tế ở đâu?
Đọc nhiều

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Thất vọng sau đêm diễn của sao Việt

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Ăn gạo lứt: Điều gì nên và không nên?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 1/12/2023: Dầu giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/12/2023: Hà Nội có mưa nhỏ rải rác, trời rét
