Dell EMC vượt trội trong thị trường lưu trữ toàn cầu trong quý 1 năm 2018 khi thị phần của HPE sụt giảm
![]() |
Dell EMC đã giành vị thế dẫn đầu về thị phần trong thị trường lưu trữ toàn cầu từ Hewlett Packard Enterprise (HPE) |
Dell EMC đạt doanh thu sản phẩm lưu trữ ở mức 2,8 tỷ đô la, tương ứng với tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau so với năm trước là 43%. Thị phần toàn cầu của Dell EMC hiện tại là 21,6%, tăng từ mức 20,3% trong Quý 1 năm 2017.
"Hoạt động kinh doanh sản phẩm lưu trữ của chúng tôi đã tăng được hơn 5,8 phần trăm điểm về thị phần năm sau so với năm trước trong Quý 1 năm 2018. Đây là điều tuyệt vời" ông Jeff Clarke- Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm và hoạt động của Dell EMC cho biết trong một bài viết trên blog vào ngày Thứ Tư liên quan đến số liệu về lưu trữ trong quý đầu tiên do IDC công bố. Ông Clarke là một nhà lãnh đạo đã có 31 năm kinh nghiệm làm việc tại Dell, hiện đang phụ trách mảng Giải pháp cơ sở hạ tầng của công ty từ đầu năm 2018 và đang lãnh đạo một sáng kiến xây dựng lộ trình sản phẩm lưu trữ được đơn giản hóa tại Dell EMC.
Ông Scott Winslow- Phó chủ tịch Tập đoàn Winslow Technology Group, một đối tác của Dell EMC có trụ sở tại Waltham, Mass cho biết “Hoạt động kinh doanh sản phẩm lưu trữ Dell EMC của công ty ông trong quý 1 đã tăng trưởng hơn 30% quý sau so với quý trước”.
"Dell EMC đang bám sát thị trường và rất quyết liệt trong việc giành giật thị phần, và những nỗ lực của họ đã được đền đáp" ông Winslow khẳng định. "Chúng tôi đã thấy những thành tựu to lớn trong mảng lưu trữ của Dell EMC. Sức mạnh của Dell và EMC được kết hợp lại với nhau để gặt hái thành công và tôi cho rằng đây sẽ là thời điểm khó khăn đối với HPE."
Theo IDC, thị phần của HPE đã giảm xuống 17,7% trong quý 1 năm 2018, từ mức 20,1% trong cùng quý 1 năm 2017. Doanh thu của HPE đạt 2,3 tỷ đô la, tăng 18% năm sau so với năm trước. Trong Quý 4 năm 2017, HPE là nhà cung cấp giải pháp lưu trữ hàng đầu thị trường với thị phần 18,9%, tiếp theo là Dell EMC với 18% thị phần.
Cũng theo IDC, Dell EMC còn vượt trội trong thị trường bộ lưu trữ ngoài dành cho doanh nghiệp trên toàn cầu trong Quý 1 năm 2018, với thị phần ấn tượng ở mức 32,9% và doanh số 2,06 tỷ đô la. Về thị phần bộ lưu trữ bên ngoài, NetApp đứng thứ 2 với thị phần 14,2% và doanh thu 890 triệu đô la, tiếp đó là HPE ở vị trí thứ ba với thị phần 10,4% và doanh thu 652 triệu đô la.
Tuần trước, Dell EMC đã công bố mức tăng trưởng năm sau so với năm trước ở mức 10% về doanh thu sản phẩm lưu trữ với doanh thu 4,08 tỷ USD trong quý đầu của năm tài chính.
Gã khổng lồ về giải pháp cơ sở hạ tầng có trụ sở tại The Round Rock, Texas đã đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm lưu trữ, đầu tư hơn 2 tỷ đô la, tuyển dụng 1.200 nhân sự kinh doanh giải pháp lưu trữ mới và bắt đầu thực hiện hạn ngạch kinh doanh lưu trữ dành cho kênh phân phối. Dell EMC còn đưa ra một chương trình Khách hàng trung thành với sản phẩm lưu trữ trong tương lai để mang đến cho khách hàng chế độ bảo đảm hoàn tiền trong vòng 3 năm, bảo vệ đầu tư phần cứng và mức phân bổ 10% cũng như một năm sử dụng miễn phí dịch vụ Virtustream Storage Cloud khi mua các sản phẩm Unity All flash, vv....
Winslow cho rằng, chương trình khách hàng trung thành với sản phẩm lưu trữ là một chương trình khác biệt trên thị trường. "Chương trình khách hàng trung thành này được khách hàng chào đón rất tích cực," Ông cho biết. "Chúng tôi hy vọng được thấy thêm nhiều kết quả khả quan về lưu trữ từ quý 2 đến quý 4 [năm nay]."
Tiếp nối thứ hạng trong lĩnh vực lưu trữ toàn cầu trong quý 1 năm 2018, NetApp đứng thứ ba về thị phần với 6,8% và doanh thu 890 triệu đô la, tiếp theo là Hitachi với 3,6% thị phần và doanh thu 464 triệu đô la, rồi đến IBM với thị phần 3% và doanh thu 387 triệu đô la.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
