Chuyên gia: Cần cơ chế đánh giá độc lập các quy định, chính sách

Theo TS Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện CIEM, cần nghiên cứu XD một cơ chế đánh giá độc lập các quy định, chính sách của các cơ quan nhà nước, của Chính phủ.
"Doanh nghiệp đang rất cần một môi trường kinh doanh thông thoáng" Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH, cải thiện môi trường kinh doanh năm 2023

Những năm qua, Chính phủ luôn quan tâm đến cải cách quy định nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2020 và hằng năm đều có nghị quyết riêng về vấn đề này, trước đây là Nghị quyết 19/NQ-CP và từ năm 2019 là Nghị quyết 02/NQ-CP.

Tiến sỹ Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng những nỗ lực này đã mang lại kết quả tích cực bước đầu.

Chuyen gia: Can co che danh gia doc lap cac quy dinh, chinh sach hinh anh 1

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. (Nguồn: Vietnam+)

Ông đánh giá thế nào về những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách quy định, cải thiện môi trường kinh doanh thời gian qua?

Tiến sỹ Đặng Đức Anh: Cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm các quy định kinh doanh là một trong những nội dung ưu tiên của Chính phủ trong thời gian dài trước đây, cũng như trong giai đoạn hiện nay. Các nỗ lực đó của Chính phủ đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện ở những bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Chỉ số về năng lực cạnh tranh… Liên quan đến cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã có những bước tiến trong việc xếp hạng.

Trong đánh giá, cảm nhận của người dân, doanh nghiệp, các Chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS, Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX… đã cho những điểm số tích cực. Điều đó cho thấy những nỗ lực của Chính phủ xuyên suốt từ trước đến nay liên quan đến Nghị quyết 19, Nghị quyết 02 và giai đoạn 2020-2025 là Nghị quyết 68 về cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, đã có những kết quả tích cực ban đầu.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư, kể cả trong nước và nước ngoài, còn nhiều lo ngại, phàn nàn về môi trường đầu tư chưa được như kỳ vọng.

Theo ông, những nỗ lực đó liệu đã đủ để chúng ta cải thiện môi trường kinh doanh hay còn cần những yếu tố nào?

Tiến sỹ Đặng Đức Anh: Tôi cho rằng cải cách hành chính là một quá trình xuyên suốt, lâu dài và liên tục, đòi hỏi cả công tác cải cách về bộ máy, thể chế, cơ chế chính sách, đặc biệt là để giải quyết một cách căn cơ hơn thì đầu tiên phải đi từ câu chuyện xác định vai trò của Nhà nước, của Chính phủ tạo lập môi trường như thế nào.

Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành nghề mà luật không cấm. Hệ thống pháp luật không thể bao phủ được tất cả hoạt động kinh doanh và nhiều hoạt động kinh doanh sẽ xử lý bằng các quan hệ dân sự, quan hệ xã hội bình thường, trừ khi những quan hệ đó gây ra tổn hại về mặt an ninh, đạo đức xã hội mới cần có những quy định để xử lý.

Tôi cho rằng hiện nay tinh thần của Luật Doanh nghiệp đang bị phai nhạt một phần, dường như chúng ta đang quay lại cơ chế doanh nghiệp được làm những gì pháp luật quy định, còn những cái chưa có thì ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng cảm thấy rất rụt rè và lo ngại trong việc liệu cho phép doanh nghiệp thực hiện như thế có được không.

Cái gốc rễ là phải quay lại tinh thần của Luật Doanh nghiệp, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và chỉ xử lý nó khi có tác động tiêu cực đến xã hội.

Thứ hai, phải nghiên cứu xây dựng một cơ chế đánh giá một cách độc lập các quy định, chính sách của các cơ quan nhà nước, của Chính phủ.

Chúng ta biết rằng luật do Quốc hội ban hành nhưng để thực thi luật thì nhiều khi nằm ở nghị định, thông tư.

Việc đánh giá tác động hoặc phản biện chính sách đối với các nghị định, thông tư chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến các bộ, ngành thường thêm các quy định, điều kiện trong đó.

Chính phủ hiện nay chưa có một cơ quan đánh giá độc lập quy định, chính sách. Cần nghiên cứu xây dựng một cơ quan như thế để giải quyết tận gốc của vấn đề. Có cơ quan rà soát, kiểm tra ngay từ đầu, phản biện lại, ngày càng có vai trò, tiếng nói trong việc ban hành chính sách của các bộ, ngành, đặc biệt là với môi trường kinh doanh và các quy định, tôi nghĩ sẽ giúp giảm bớt các quy định.

Chuyen gia: Can co che danh gia doc lap cac quy dinh, chinh sach hinh anh 2
Công nhân tại một khu công nghiệp ở Đồng Nai. (Nguồn: TTXVN)

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn tiếp tục rà soát, cắt giảm các quy định như Nghị quyết 68. Hiện các bộ, ngành tự rà soát quy định của mình nên cũng có hạn chế, thường chỉ đề xuất những vấn đề từ góc độ của họ để tạo điều kiện cho hoạt động của họ.

Thông qua dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp vừa và nhỏ (LinkSME), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phân tích và đưa ra nhiều khuyến nghị chính sách. Trong số đó có một hợp phần rất quan trọng là phân tích, đánh giá về phương án cắt giảm của các bộ, ngành và có báo cáo nghiên cứu độc lập, chuyên sâu về một số vấn đề nổi cộm mà doanh nghiệp đưa ra nhưng không nằm trong phương án của các bộ, ngành.

Theo kinh nghiệm của tôi khi tham gia cùng Văn phòng Chính phủ trong việc đánh giá, rà soát các quy định, các bộ, ngành đưa lên thường là đơn giản hóa các biểu mẫu, đưa các thủ tục lên dịch vụ công cấp độ 3, 4 nhưng số quy định kinh doanh lại rất ít, hoặc liệt kê là quy định kinh doanh nhưng tác động thực sự đến đâu lại không rõ ràng.

Ngay cả dịch vụ công cấp độ 4, doanh nghiệp, người dân cũng kêu rất nhiều. Trước đây họ nộp bản giấy chỉ mất một công thôi, bây giờ lại mất một công upload lên hệ thống, xong vẫn phải mang giấy đó đến bộ phận một cửa, vì vẫn phải ra để kiểm tra giấy tờ, thủ tục, nên đến luôn bộ phận một cửa cho xong. Hệ thống thông tin của chúng ta chưa có sự kết nối đồng bộ, liên thông.

Hiện nay, mặc dù trong Nghị quyết 68 cũng có những cải cách và tính toán chi phí tuân thủ của doanh nghiệp nhưng vẫn là từ phía cơ quan quản lý ước tính. Tôi cho rằng thống kê chi phí tuân thủ hiện nay có lẽ thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chịu. Chủ yếu chỉ tính được các chi phí tuân thủ về mặt hành chính, còn các quy định về con người, quy trình sản xuất, giấy phép… dẫn đến tốn thời gian, công sức, có thể làm mất các cơ hội về cạnh tranh kinh doanh…

Việc rà soát vẫn làm nhưng có lẽ chưa phải là căn cốt trong cắt giảm các quy định hiện nay, mặc dù ở góc độ nào đó cũng có những chuyển biến. Các bộ, ngành quan tâm hơn, nhưng nếu không giải quyết được gốc của vấn đề về vai trò và cách thức quản lý, duy trì chức năng quản lý của các bộ, ngành thì rất khó.

Trong cùng lĩnh vực, ai cũng muốn quản lý, ai cũng muốn là người cấp phép, theo dõi, bởi vì nó sẽ liên quan đến bản chất sâu xa trong đó là chức năng, nhiệm vụ, vai trò của bộ, ngành đó. Có xu hướng bộ, ngành nào cũng muốn mình có vài ba luật, vì trong luật bao giờ cũng có điều khoản bộ này làm cái này, bộ kia làm cái kia, và thường đơn vị nào chủ trì thì bao giờ nhiệm vụ cũng nhiều nhất. Những xung đột như thế cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Như ông vừa nói, cần có bộ máy đánh giá các quy định, chính sách, nhưng thực tế hiện nay chúng ta đang tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, do vậy sẽ rất khó khăn. Vậy theo ông cần có hướng nào phù hợp hơn?

Tiến sỹ Đặng Đức Anh: Tôi cho rằng cũng không nhất thiết phải thành lập một bộ máy mới. Có thể sang nhiệm kỳ 2026-2030 sắp xếp lại bộ máy hiện nay để đảm nhiệm việc đó.

Với xu hướng phân cấp nhiều hơn, các bộ, ngành bây giờ theo cơ chế xây dựng thể chế, đồng thời cũng phải có cơ chế để kiểm soát thể chế, xây dựng nhiều nhưng thể chế đấy có tốt không, có thực sự phù hợp để thúc đẩy kinh doanh không, không phải cứ xây dựng nhiều thể chế là tốt. Nếu thể chế xung đột, mâu thuẫn, không phù hợp với cuộc sống thì nhiều khi xây dựng thể chế là rào cản.

Chúng ta phải sắp xếp lại để giao nhiệm vụ cho cơ quan đó, trên cơ sở cơ cấu lại các bộ, ngành, để người ta đảm nhận nhiệm vụ đó là nhiệm vụ chính. Ví dụ một số nước có Ủy ban về cải cách thể chế hay Ủy ban năng suất, trong đó có những bộ phận chuyên theo dõi về các ngành, lĩnh vực, chuyên tìm ra hoặc nghiên cứu để phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, rào cản kinh doanh và người đứng đầu của Ủy ban là Phó Thủ tướng. Ủy ban này chỉ chuyên trách về việc gỡ rối quy định, những vấn đề nào còn thiếu thì khuyến nghị cần xây dựng.

Trân trọng cảm ơn ông!

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.
Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Ngành điện Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề về giá thành, sản xuất và phân phối. Các cuộc thảo luận gần đây đã làm rõ thực trạng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Sáng 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào.
Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nếu không có bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, tăng trưởng GDP quý III/2024 có thể vượt 7,4%.
6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

Tăng trưởng GDP 9 tháng được đánh giá là mức tăng trưởng tích cực, song để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024 cần tập trung 6 nhiệm vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Sáng nay (25/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát biến động giá bất động sản.
Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Hoàn lưu bão số 3 đang gây ra những đợt lũ, sạt lở đất trên miền Bắc cũng là lúc cả hệ thống chính trị, người dân cả nước gồng sức giảm thiểu hậu quả bão lũ.
Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Làm rõ hơn vai trò của tài chính xanh là chủ đề Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh: Thúc đẩy dòng vốn xanh”, tổ chức sáng nay 10/9.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Đã 55 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền, cũng là 55 năm cả nước thực hiện và làm theo Di chúc của Người.

Tin khác

79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm từ mùa Thu 1945 là khoảng thời gian hào hùng nhất trong chiều dài lịch sử của đất nước để hiện thực khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và phát triển.
4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

6 tháng đầu năm, với mức tăng trưởng 6,42% nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt mức 7% dựa vào các yếu tố thuận lợi.
Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, có nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024.
Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Điều chỉnh thể chế phát triển ngành lúa gạo

Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Điều chỉnh thể chế phát triển ngành lúa gạo

Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thống nhất cao việc đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia.
Đừng để bất động sản công nghiệp thành “cô gái lỡ thì”

Đừng để bất động sản công nghiệp thành “cô gái lỡ thì”

Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp các tháng gần đây tuy có giảm nhẹ song điều này không hề làm giảm tính hấp dẫn của thị trường bất động sản công nghiệp.
Những thách thức pháp lý dai dẳng về môi trường đầu tư: Góc nhìn doanh nghiệp châu Âu

Những thách thức pháp lý dai dẳng về môi trường đầu tư: Góc nhìn doanh nghiệp châu Âu

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) quý II năm 2024 vừa cung cấp thêm góc nhìn về môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Hà Giang: Tiếp tục sạt lở đất, kho chứa vật liệu xây dựng bị đè bẹp

Hà Giang: Tiếp tục sạt lở đất, kho chứa vật liệu xây dựng bị đè bẹp

Sáng nay, vụ sạt lở tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần (Hà Giang) khiến một kho hàng bị vùi lấp, gây ách tắc tỉnh lộ 178, rất may không có thiệt hại về người.
Cách tích hợp giấy tờ xe vào ứng dụng VNeID bằng điện thoại nhanh nhất

Cách tích hợp giấy tờ xe vào ứng dụng VNeID bằng điện thoại nhanh nhất

Ứng dụng VNeID giúp tích hợp cả đăng ký xe và giấy phép lái xe dễ dàng và nhanh chóng. Việc này giúp người tham gia giao thông khỏi lo mỗi khi quên giấy tờ.
Xe khách bị đất vùi lấp tại Hà Giang: 11 người thương vong, nhiều người mất tích

Xe khách bị đất vùi lấp tại Hà Giang: 11 người thương vong, nhiều người mất tích

Xe khách chở 16 người bị đất đá sạt lở vùi lấp, 11 nạn nhân đã được tìm thấy, 7 người tử vong. Lực lượng chức năng vẫn tích cực tìm kiếm các nạn nhân.
Nhà trọ, chung cư mini: Chọn giá rẻ hay sự an toàn?

Nhà trọ, chung cư mini: Chọn giá rẻ hay sự an toàn?

Theo các chuyên gia, trước khi dừng hoạt động các nhà trọ, chung cư mini không đủ điều kiện PCCC, điều cần quan tâm hơn là ổn định chỗ ở mới cho người thuê nhà.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động