Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Mekong - Nhật Bản lần thứ 12

Cần thiết tăng cường kết nối

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Mekong - Nhật Bản lần thứ 12 vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến, các Bộ trưởng tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường kết nối trong Tiểu vùng sông Mekong thông qua việc hiện thực hóa Báo cáo Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong 2.0 (MID V2.0), trong đó cần lưu ý đến các nhu cầu và ưu tiên của khu vực.  

Vì sự thịnh vượng của khu vực Mekong

MID V2.0 được các Bộ trưởng thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Mekong - Nhật Bản lần thứ 11 tổ chức tại Thái Lan vào năm 2019. Đồng thời, giao Ban Thư ký xây dựng chương trình công việc chi tiết và hệ thống đánh giá để hiện thực hóa Báo cáo trên.

can thiet tang cuong ket noi
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến (Ảnh MPI)

Với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Nhật Bản, Ban Thư ký đã phối hợp với các nước Mekong, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và đối tác phát triển hoàn thiện chương trình công việc, bao gồm các dự án hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản và dự án do các đối tác phát triển đề xuất cùng với hệ thống đánh giá, trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Mekong - Nhật Bản lần thứ 12 xem xét, thông qua.

Theo đó, các ý kiến đóng góp của cộng đồng DN Mekong, Nhật Bản sẽ là đầu vào quan trọng xây dựng chính sách cho các nước Mekong vì mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, cũng như xác định các định hướng cho hợp tác Mekong - Nhật Bản trong thời gian tới. Đồng thời bày tỏ tin tưởng, Hội nghị sẽ có những thảo luận hiệu quả, đưa ra các định hướng rõ ràng cho Ban Thư ký để triển khai đầy đủ MID V2.0 vì lợi ích của sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Mekong và quan hệ hợp tác Mekong - Nhật Bản.

Phát biểu tại Hội nghị, các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh MID V2.0 với ba trụ cột chính Kết nối, Đổi mới kỹ thuật số và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (SDGs) tiếp tục là giải pháp cho sự phát triển cân bằng của khu vực sông Mekong và góp phần chuyển đổi vùng sang một nền kinh tế linh hoạt hơn. Như đã ghi nhận trong các tuyên bố của các nhà lãnh đạo trước đây.

Giải quyết những thách thức hiện có

Cùng với những nỗ lực nhằm chống lại sự gián đoạn kinh tế do dịch Covid-19 gây ra, các Bộ trưởng thừa nhận rằng, từ quan điểm trung và dài hạn, điều quan trọng là phải giải quyết những thách thức hiện có. Phát triển cơ sở hạ tầng cứng, mềm và nguồn nhân lực liên quan là chìa khóa để thúc đẩy hơn nữa kết nối trong tiểu vùng sông Mekong, mở rộng chuỗi cung ứng nội vùng và cuối cùng dẫn đến cải thiện năng suất tổng thể. Ngoài ra, các Bộ trưởng chia sẻ quan điểm, những nỗ lực của họ nhằm đáp ứng những thay đổi gần đây của Covid-19 đang tạo động lực cho các nước Mekong đổi mới kỹ thuật số và hoàn thành các mục tiêu SDGs, là 2 trụ cột quan trọng của MID V2.0.

can thiet tang cuong ket noi
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại điểm cầu Việt Nam (Ảnh MPI)

Tại Hội nghị, đại diện các DN đã báo cáo kết quả của Phiên họp chung Đối thoại Chính phủ - DN Mekong - Nhật Bản lần thứ 13 và Cuộc họp lần thứ nhất năm 2020 của Nhóm công tác AMEICC về Phát triển Hành lang Tây - Đông (AMEICC WEC-WG) được tổ chức trực tuyến ngày 17/7/2020. Các Bộ trưởng đánh giá cao các ý kiến đóng góp, đặc biệt là các khuyến nghị cho khu vực công và tư nhân cần hợp tác để tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới trong tiểu vùng sông Mekong thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Đồng thời, tăng cường chuỗi cung ứng trong tiểu vùng sông Mekong bằng cách thúc đẩy đầu tư và phát triển nguồn cung cấp điện và nguồn nhân lực ổn định.

Cùng với đó, thúc đẩy hơn nữa đổi mới kỹ thuật số trong các lĩnh vực khác nhau để đáp ứng những thách thức sau khi bùng phát dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Các Bộ trưởng hoan nghênh Chương trình làm việc nhằm triển khai vững chắc MID V2.0, trong đó tổng hợp toàn diện các dự án hợp tác cụ thể do các nước Mekong, Nhật Bản và các đối tác phát triển đề xuất. Bản chương trình công việc của MID V 2.0 bao gồm: Dự án Cải thiện Hành lang kinh tế Đông - Tây và Hành lang kinh tế phía Nam, dự án hợp tác giữa Mekong và các công ty Nhật Bản trong đổi mới kỹ thuật số và hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong quản lý ô nhiễm trong khuôn khổ SDGs.

Các Bộ trưởng giao Ban Thư ký AMEICC theo dõi chương trình công việc để hiện thực hóa MID V2.0, báo cáo tại Hội nghị Thượng đỉnh Mekong - Nhật Bản lần thứ 12. Theo dự kiến, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Mekong - Nhật Bản lần thứ 13 sẽ được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 vào năm 2021 tại Brunei.

Tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Mê Công - Nhật Bản lần thứ 12 ngoài hai đồng chủ trì là Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Việt Nam Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KTTM&CN Nhật Bản Hiroshi Kajiyama còn có Bộ trưởng Kinh tế và Đại diện các nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Tổng thư ký ASEAN, đại diện DN các nước Mekong và Nhật Bản.
Linh Đan

Tin mới cập nhật

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.

Tin khác

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Từ vụ hai cô gái trẻ lộ clip nhạy cảm: Làm gì khi bị phát tán clip ''nóng'' trên mạng xã hội?

Từ vụ hai cô gái trẻ lộ clip nhạy cảm: Làm gì khi bị phát tán clip ''nóng'' trên mạng xã hội?

Luật sư và chuyên gia tâm lý đưa ra không ít lời khuyên bổ ích dành cho nhiều người xoay quanh câu chuyện lộ clip hay ảnh "nóng" đang rầm rộ gần đây.
Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 13/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 13/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 11/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 11/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong một tuần với dầu WTI ở mốc 79,57 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 84,14 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/5/2024: Giá dầu thế giới kết tuần giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/5/2024: Giá dầu thế giới kết tuần giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/5/2024, giá dầu thế giới chốt tuần giảm hơn 1% với dầu WTI giảm 1,26%, dầu Brent giảm 1,3%.
Phiên bản di động