Cần có cái nhìn khách quan, công bằng với giá phân bón

PV

PV

Một vài tháng trở lại đây, giá phân bón trong nước đã bắt đầu giảm, tuy nhiên mức giá hiện nay vẫn còn rất cao so với giá của 2 năm trước.
Tìm giải pháp "hạ nhiệt" giá phân bón Giá phân bón DAP vẫn ở mức cao

Trong khoảng 2 năm qua, nông dân luôn trong tình cảnh điêu đứng vì chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng cao, đặc biệt là giá phân bón, trong khi giá cả nông sản thì rớt thê thảm vì nhiều lý do, như không thể xuất khẩu vì dịch bệnh. Nông dân thua lỗ, nhiều nơi nông dân phải bỏ vụ.

Trăm dâu đổ đầu phân bón!
Ảnh minh họa

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất phân bón thì đang báo cáo doanh thu, lợi nhuận.

Nếu nhìn đơn thuần từ mối tương quan này, rất dễ khiến người ta nghĩ rằng, giá phân bón tăng cao là nguyên nhân khiến bà con khó khăn càng thêm khó khăn còn doanh nghiệp thì được lợi. Thậm chí có ý kiến rằng phải chăng các doanh nghiệp “té nước theo mưa”, đẩy giá phân bón cao để kiếm lời?!

Tuy nhiên, chúng ta cần có cái nhìn khách quan và công bằng với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Đầu tiên, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với phân bón nhưng ít ai để ý rằng, phân bón chỉ chiếm 25% trong chi phí đầu vào của nông dân, còn lại là nhiều chi phí khác như: chi phí nhân công khoảng 25%, chi phí các loại thuốc bảo vệ thực vật chiếm khoảng 22% và chi phí về giống cùng các loại chi phí khác là phần còn lại đủ 100%. Trong thời gian qua, tất cả các chi phí kể trên đều tăng, cộng với đó là giá nông sản thì giảm sâu khiến nhiều nông dân rơi vào khó khăn.

Giá phân bón trong nước thời gian qua tăng cao cũng không phải là điều khó để lý giải. Bởi các chi phí đầu vào sản xuất đều tăng cao, nhất là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài hay gần gần đây là nguyên liệu khí tăng cao theo đà tăng giá dầu,... các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sản xuất ure từ khí thì đều đang mua khí theo giá thị trường điều chỉnh theo tháng và chốt theo giá dầu FO (giá miệng giếng, cộng các thuế khác, chi phí phí vận chuyển về bờ) lên tới 12 USD/1 triệu BTU. Với giá khí theo thị trường như vậy, giá khí đầu vào để sản xuất phân đạm của Việt Nam hiện nay thuộc hàng cao nhất thế giới.

Thêm nữa, Việt Nam là đất nước hội nhập toàn diện nên giá cả thế giới, trong đó có giá phân bón tăng hay giảm đều lập tức phản ánh vào thị trường trong nước. Đó là quy luật tất yếu của giá cả thị trường.

Song, nói như thế không có nghĩa là giá cả phân bón trong nước được các doanh nghiệp “thả nổi” theo giá thế giới. Thực tế so sánh cho thấy, từ khi giá phân bón thế giới tăng cao đến nay thì định giá phân bón trong nước luôn được các doanh nghiệp như Phân bón Phú Mỹ, Cà Mau, Hà Bắc.. duy trì ở mức thấp hơn so với giá thế giới nhằm hỗ trợ bà con trong giai đoạn khó khăn.

Thậm chí đến mức, có thời điểm doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ điều tiết giá nội địa ở mức âm đến trên 20% so với mặt bằng giá thế giới, dù điều này rất có thể là nguyên nhân khiến người điều hành doanh nghiệp sẽ phải giải trình với các cơ quan hậu kiểm sau này. Thế nhưng họ vẫn chấp nhận vì mục tiêu duy nhất là đồng hành, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân trong cơn bão giá.

Không chỉ chủ động điều chỉnh giá bán, các đơn vị sản xuất phân bón trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là Phú Mỹ, Cà Mau còn tăng cường triển khai rất nhiều chương trình hỗ trợ bà con. Như các chương trình tư vấn kỹ thuật cho bà con sử dụng phân bón hiệu quả, bón đúng, bón đủ; các chương trình an sinh xã hội trực tiếp hỗ trợ bà con trên cả nước gặp khó khăn vì dịch Covid-19... Đồng thời, các đơn vị luôn nỗ lực để kịp thời cung ứng đầy đủ lượng phân bón cho nhu cầu bà con; đảm bảo nguồn cung thị trường luôn dồi dào để tránh tình trạng khan hàng gây sốt giá....

Từ năm 2021 cho đến 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đều báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch và tăng cao so với những năm trước. Kết quả này có được một phần là nhờ lợi thế giá phân bón tăng cao. Song, đó không phải là tất cả, nhất là trong năm 2021 khi đại dịch hoành hành khốc liệt ở miền Nam thì điều quan trọng hơn cả là nhờ công tác quản trị, điều hành, phòng chống dịch hiệu quả của các đơn vị.

Đơn giản, nếu giá phân bón cao nhưng nhà máy sản xuất phải “lock-down” vì không kiểm soát được dịch bệnh thì mọi thứ trở nên vô nghĩa. Trong thời điểm giữa năm 2021, khi toàn miền Nam áp dụng biện pháp giãn các xã hội nghiêm ngặt, hàng trăm, hàng nghìn người lao động đã ở lại Nhà máy trong suốt nhiều tháng liền để duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn hàng. Và trong bối cảnh gần như toàn chuỗi logictics bị đứt gãy, phân bón vẫn được các đơn vị nỗ lực đưa đến tay nông dân để đảm bảo vụ mùa...

Cùng với đó là những nỗ lực vượt bậc trong công tác tối ưu hóa vận hành sản xuất, duy trì công suất cao, ổn định, liên tục; công tác tối ưu hóa, tiết giảm chi phí hiệu quả... đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận hàng năm của các đơn vị như Phân bón Phú Mỹ, Cà Mau. Qua đó, các đơn vị đã có những đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, góp phần chung vào việc ổn định kinh tế vĩ mô sau đại dịch.

Thế nhưng hiện tại, một số chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành phân bón như áp thuế xuất khẩu, duy trì luật thuế 71 với thuế VAT… đang vô tình đẩy không chỉ doanh nghiệp mà cả nông nghiệp, nông dân vào thế khó khăn!

Đầu tiên là việc đưa mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang đối tượng không chịu thuế (theo Luật Thuế 71, từ năm 2014) đã khiến giá phân bón tăng lên 5-8% do doanh nghiệp phải hạch toán chi phí vào giá bán. Điều này khiến chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể, đồng thời khiến doanh nghiệp bị giảm sức cạnh tranh với phân bón ngoại ngay trên sân nhà.

Mặc dù vấn đề này đã được các chuyên gia, các cơ quan ban ngành đưa ra phân tích, đánh giá mấy năm qua nhưng cho đến nay, Luật thuế 71 vẫn chưa được sửa đổi và vẫn đang là rào cản cho sự phát triển của nông nghiệp, doanh nghiệp trong nước.

Đặc biệt phải kể đến là gần đây, ngành phân bón lại bị bồi thêm đề xuất áp thuế xuất khẩu 5% với mục đích kiềm hãm xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung trong nước để giảm giá thành. Cũng giống như Luật thuế 71, các chuyên gia kinh tế phân tích rằng, chính sách này sẽ gây hiệu ứng ngược hoàn toàn nếu được áp dụng. Và rất có thể đây sẽ là cú bồi đè bẹp doanh nghiệp sản xuất trong nước...

Theo tính toán, nhu cầu ure trong nước bình thường vào khoảng 1 triệu 800 nghìn tấn/năm, trong khi năng lực sản xuất của 4 doanh nghiệp nhất trong nước là Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau là khoảng 2 triệu 600 nghìn tấn/năm. Tức là năng lực sản xuất luôn dư thừa ít nhất khoảng 800 nghìn tấn/năm. Ở những thời điểm thấp vụ hay nhu cầu giảm mạnh như hiện nay thì tình trạng dư cung, tồn kho sẽ càng lớn hơn nhiều, dự báo có thể lên đến 1 triệu 500 nghìn tấn trong năm nay nếu không xuất khẩu.

Do đó, nếu thuế xuất khẩu phân bón 5% được áp dụng, doanh nghiệp trong nước càng bị giảm sức cạnh tranh hơn nữa so với các doanh nghiệp ngoại. Và một khi chi phí sản xuất đầu vào đang ngày càng tăng cao, cầu trong nước thì giảm mạnh, lại kém cạnh tranh với sản phẩm ngoại, hàng tồn kho nhiều thì việc doanh nghiệp đứng trước bờ vực là điều có thể dễ dàng nhìn thấy!

Có thể thấy, đây là những thực trạng, thách thức hiện nay của ngành phân bón trong nước nói chung, của các doanh nghiệp sản xuất phân bón nói riêng. Nếu không có những đánh giá, chính sách điều tiết vĩ mô đúng đắn, kịp thời thì không chỉ đẩy ngành phân bón vào thế khó mà cả ngành nông nghiệp, nông dân đều chịu thiệt hại!

PV

Tin mới cập nhật

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Chuyên gia cho rằng, dòng chip AI thế hệ mới Rubin của Nvidia nếu ra mắt ngay từ nửa đầu năm 2026, doanh thu khi đó sẽ tăng vượt lên con số dự tính ban đầu.
Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Qua các phần thi, doanh nghiệp khởi nghiệp Yeast Era đã xuất sắc giành giải quán quân; doanh nghiệp Enfarm giành giải nhì và doanh nghiệp Tubudd giành giải ba.
MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

MM Mega Market Việt Nam kết hợp với các đối tác lớn tổ chức sự kiện Masterclass nhằm tư vấn giải pháp dành riêng cho nhóm khách hàng B2B chuyên nghiệp.
Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Sau gần 10 năm thành lập và phát triển Thái Hương đã có đủ công nghệ, nguồn lực và rất hiểu thị trường…đây là yếu tố chính giúp đế chế này chiếm lĩnh thị trường
Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Việc kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ góp phần quan trọng tạo lập, duy trì, thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng.
Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Nhiều gói thầu Công ty Thanh Thảo Hoà Bình trúng thầu tại huyện Đà Bắc với tư cách là nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu, số tiền trúng thầu sát giá.
Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Tính đến thời điểm cuối năm 2023, giá trị hàng tồn kho của Regal Group, chủ đầu tư dự án Regal Residence Luxury cao đến mức công ty thanh khoản thấp.
Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tự đặt cho mình sứ mệnh trở thành 'hàng đầu' trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng Y Dược Sâm Ngọc Linh hé lộ doanh thu năm 2023 chỉ hơn 4 tỷ đồng.
Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

BaViMilk đã tham gia một gói thầu tại Bệnh viện Việt Đức với tỷ lệ tiết kiệm rất lớn, lên đến 21,7%.
“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Nắm thương hiệu sữa Ba Vì, BaViMilk gây bất ngờ khi doanh thu khủng lên đến hàng trăm tỷ đồng năm 2023 nhưng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp rất khiêm tốn.

Tin khác

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Dù sở hữu tổng tài sản gần 1.400 tỷ nhưng Filmore, chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng cuối năm 2023 chỉ có 1,5 tỷ. Tài sản liên quan dự án đã bị cầm cố.
KMS Technology được vinh danh

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

KMS Technology được vinh danh “Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024” do VINASA tổ chức sau khi vượt qua 81 đề cử từ 56 doanh nghiệp.
Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Khoản lãi hiếm hoi trong năm 2023 chưa đủ sức giúp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xóa lỗ lũy kế hơn 2.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023.
Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho miền Bắc, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản.
Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Để có thể vay vốn tại ngân hàng, xăng dầu Giang Nam đã cầm cố loạt xe sang Land Rover và Land Cruiser. Đáng chú ý, tài sản đảm bảo này đều có biển “lộc phát".
Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng: Khối nợ khổng lồ tăng tốc

Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng: Khối nợ khổng lồ tăng tốc

Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng đã chứng kiến khối nợ khổng lồ tăng tốc suốt nhiều năm qua.
Mạng lưới đại gia

Mạng lưới đại gia 'họ Phạm' thâu tóm thị trường địa ốc Quảng Bình

Thành công của Tập đoàn Vĩnh Hưng, Công ty Duy Thịnh mang đậm dấu ấn nhóm đại gia Phạm Văn Tiến, Phạm Thành Trung, Phạm Việt Phương... ở Quảng Bình.
Nhận chứng chỉ tiêu chuẩn Úc và đảm bảo việc làm tại Úc với chương trình đào tạo của AMS

Nhận chứng chỉ tiêu chuẩn Úc và đảm bảo việc làm tại Úc với chương trình đào tạo của AMS

Hiện nhân công trong ngành pha lóc thịt có thể lấy chứng chỉ kỹ năng nghề tại Trường Australian Meat School ở Việt Nam để được sang Úc làm việc ngay.
Những điều ít biết về nữ

Những điều ít biết về nữ ''đại gia'' Nguyễn Thị Như Loan và ''sức khỏe'' tài chính của Quốc Cường Gia Lai

Kể từ khi lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, bà Nguyễn Thị Như Loan và Quốc Cường Gia Lai đã “thăng hạng” nhanh chóng. Sự nghiệp nữ đại gia này có gì đặc biệt?
Startup công nghệ VinBrain kỷ niệm 5 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật

Startup công nghệ VinBrain kỷ niệm 5 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật

Công ty Cổ phần VinBrain, startup công nghệ được đầu tư bởi Vingroup vừa chính thức bước qua năm thứ 5 hình thành và phát triển với nhiều thành tựu nổi bật.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động