Bức tranh kinh tế tháng 2/2023: Tín hiệu khởi sắc, nhưng thách thức vẫn còn
Thu hút FDI - gam màu sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam Bức tranh kinh tế Việt Nam 7 tháng năm 2022 với nhiều điểm nhấn 'Bức tranh' kinh tế trong tháng đầu năm ghi nhận những điểm sáng |
Nhiều tín hiệu khởi sắc
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023. Theo đó, một số chỉ tiêu kinh tế tháng 2/2023 đã có sự khởi sắc so với tháng trước đó.
![]() |
Sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 tăng trưởng 5,1% |
Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, tính đến trung tuần tháng 2/2023, cả nước đã gieo cấy được 2.693,4 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 100,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đã khả quan hơn thời điểm tháng 1/2023 khi cả nước gieo cấy được 1.882,1 nghìn ha lúa xuân, bằng 99,9% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản tháng 2/2023 ước đạt 593,4 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tháng trước đó sản lượng thủy sản chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 1.185,5 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Về sản xuất công nghiệp, tháng 2/2023 ước tăng 5,1% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 tăng 3,6%. Kết quả này đã khả quan hơn so với tháng 1/2023, khi sản xuất công nghiệp giảm tới 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, theo Tổng cục Thống kê, một số ngành công nghiệp trong tháng 1/2023 có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước thì đến tháng 2/2023 đã có sự cải thiện và theo xu hướng tăng trở lại. Điển hình như ngành khai khoáng tăng 7% (tháng 1/2023 giảm 4,9%); ngành chế biến, chế tạo tăng 3,3% (tháng 1/2023 giảm 9,1%); ngành sản xuất phân phối điện tăng 2,8% (tháng 1/2023 giảm 3,4%).
Về xuất nhập khẩu, trong tháng 2/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 49,46 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thời điểm tháng 1/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu giảm 21,3% và nhập khẩu giảm 28,9%.
![]() |
Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 2/2023 có cải thiện so với tháng trước |
Thách thức vẫn rất lớn
Mặc dù các số liệu kinh tế trong tháng 2/2023 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc so với tháng trước đó, nhưng báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, nền kinh tế vẫn đang đứng trước rất nhiều những khó khăn, thách thức.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm của một số ngành cấp II giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, cụ thể sản xuất thiết bị điện giảm 50,7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 13,6%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13%; sản xuất kim loại giảm 12,2% và sản xuất trang phục giảm 11,7%...
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 2 tháng đầu năm cũng giảm so với cùng kỳ năm trước, như: Ô tô giảm 18,3%; thép cán giảm 15,1%; quần áo mặc thường giảm 14,8%; thép thanh, thép góc giảm 13,8%...
Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 2/2023 có cải thiện so với tháng trước, tuy nhiên, vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2023 giảm quá sâu, nên tính chung 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 96,06 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10,4% và nhập khẩu giảm 16%.
Khó khăn của nền kinh tế cũng thể hiện qua số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động thì lại giảm mạnh. Cụ thể, 2 tháng đầu năm, cả nước có 51,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng chỉ có 37,9% nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 11,2% so với cùng thời điểm năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm bao gồm cả vốn đăng ký mới, vốn đăng ký điều chỉnh và vốn góp, mua cổ phần đạt 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI giải ngân đạt 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Với những kết quả trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thách thức với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 vẫn rất lớn, điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay. Theo đó, khắc phục khó khăn, cần có các chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp.
Để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng vừa kiến nghị Bộ Tài chính, lùi thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất cho doanh nghiệp 6 tháng thay vì phải nộp vào ngày 31/12/2023.
Theo TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, để tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương minh bạch, đơn giản hóa quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; giữ vững năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường thế giới.
Cùng với đó, dự báo sớm các mặt hàng có thể thiếu hụt trong dài hạn để có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Để tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khắc phục đứt gãy nguồn cung, đa dạng hóa đối tác, nhà cung cấp nguyên, nhiên, phụ liệu, linh kiện đầu vào đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh. |
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA
