Bảo vệ sản xuất trong nước để hỗ trợ xuất khẩu bền vững

Việc hỗ trợ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng để tạo nền tảng cho sự bền vững của hoạt động xuất khẩu.
Tận dụng cơ hội từ các FTAs để xuất khẩu bền vững Giải pháp nào để xuất khẩu bền vững vào các thị trường FTA?

Nguy cơ từ hàng nhập khẩu

Phát biểu tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su cho biết, theo các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, cao su thiên nhiên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0%, điều này sẽ khuyến khích DN ưu tiên chọn nguồn nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Nguồn cao su thiên nhiên nhập khẩu từ Campuchia và Lào gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây cũng góp phần tạo áp lực cạnh tranh với nguồn cao su trong nước. Ngành công nghiệp chế biến thành phẩm cao su cũng gặp khó khăn trong cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu không được kiểm soát về giá cả. “Hiện vẫn còn thiếu hàng rào kỹ thuật trong thương mại để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng nhập khẩu từ các nước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước” – ông Thuận nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng kiến nghị cần có chính sách bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng kiến nghị cần có chính sách bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hội nhôm thanh định hình Việt Nam cũng cho biết, ngành nhôm đang đối mặt với hiện tượng dư thừa công suất, sản lượng của các nhà máy những năm qua chỉ đạt khoảng 60% công suất thiết kế. Trong khi đó, 2 năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc đang tìm kiếm các dự án chuyển nhượng hoặc dự án đầu tư mới để sản xuất nhôm định hình phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam và thuế phòng vệ thương mại của nhiều nước đang áp dụng đối với nhôm Trung Quốc.

“Nếu các DN Trung Quốc đầu tư nhà máy sản xuất nhôm tại Việt Nam thì sẽ làm trầm trọng hơn việc dư thừa công suất ngành nhôm, đẩy các nhà sản xuất nhôm Việt đứng trước nguy cơ mất đi thị trường trong nước lần thứ hai, về lâu dài sẽ khiến các sản phẩm nhôm Việt bị đe dọa áp thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ các thị trường lớn đang áp thuế nhôm Trung Quốc như Mỹ, Canada, châu Âu...” – ông Kế cho biết. Bên cạnh đó còn xuất hiện hiện tượng một số đơn vị nhập lậu nguyên liệu, trốn thuế GTGT khối lượng lớn để giảm giá bán cạnh tranh với các nhà sản xuất, gây rối loại thị trường nội địa.

Tương tự, ngành điều cũng đang gặp khó khăn trước tình trạng điều nhân nhập khẩu từ châu Phi ngày càng tăng, đe dọa ngành sản xuất, chế biến điều trong nước. Các nước châu Phi trước đây vốn là đối tác cung cấp điều thô cho Việt Nam, nay đang dần vươn lên thành đối thủ cạnh tranh với điều nhân Việt Nam. Các nước này quy định và giám sát chặt giá xuất khẩu điều thô, áp mức thuế xuất khẩu cao, trong khi lại miễn thuế cho điều nhân xuất khẩu. Còn tại Việt Nam, cả điều thô và điều nhân nhập khẩu đều được miễn thuế.

Cần chính sách bảo vệ sản xuất trong nước

Trước những mối đe dọa ngày càng tăng lên từ hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đều kiến nghị cần có chính sách để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Minh Kế cho biết, vào quý 3/2023 sẽ đến đợt rà soát cuối kỳ biện pháp áp thuế chống bán phá giá nhôm Trung Quốc. Theo đó, Hội nhôm thanh định hình Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương duy trì chính sách thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước, phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cho hàng hóa trong nước.

Cùng với đó, cần lưu ý đến hiện tượng chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào ngành nhôm từ Trung Quốc sang Việt Nam, xem xét thấu đáo và có giải pháp thanh lọc nhằm hạn chế các dự án sản xuất nhôm định hình có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó cần cân nhắc tác động của các dự án đến ngành sản xuất nhôm trong nước.

Ông Nguyễn Văn Thuận cũng kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường Chất lượng xây dựng hàng rào kỹ thuật đối cho sản phẩm cao su nhập khẩu như lốp xe, găng tay cao su để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng nhập khẩu từ các nước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước.

Còn đối với vấn đề điều nhân nhập khẩu từ châu Phi, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đề nghị Chính phủ cần sớm đàm phán, ký các hiệp định song phương với các nước châu Phi về miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nhau, trong đó có việc các nước châu Phi miễn thuế với điều thô xuất khẩu sang Việt Nam. Trong trường hợp không đàm phán được, ông Nhựt đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong quan hệ quốc tế để không miễn thuế nhập khẩu với nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam, áp thuế suất 25% với hạt điều đã bóc vỏ (mã 0801.32.00); đồng thời áp giá nhập khẩu tối thiếu đối với nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện Ấn Độ cũng đang áp dụng chính sách này với điều nhân nhập khẩu.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng nêu lên rằng, xu hướng của các thị trường hiện ngày càng theo định hướng bền vững. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc, tính bền vững, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường của chuỗi sản xuất sản phẩm, do đó đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng DN.

Tuy nhiên, theo ông Nam, bên cạnh việc cạnh tranh của các quốc gia có cùng mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiến lược, tại không ít thị trường trọng điểm của Việt Nam có tình trạng “truyền thông bôi nhọ” có chủ đích, các quy định dựng lên thiếu cơ sở khoa học hoặc nghiêm ngặt quá mức cần thiết, những biện pháp bảo hộ khởi động trong khuôn khổ “không vi phạm WTO” như các vụ điều tra chống bán phá giá khi xuất khẩu của Việt Nam gia tăng được thị phần. Bên cạnh đó là những dấu hiệu về quá trình thực thi thiếu công bằng, phân biệt đối xử với hàng hóa từ Việt Nam của một vài quốc gia đối tác trong khuôn khổ FTA đã ký. Ví dụ như DN Hàn Quốc phải mua quota nhập khẩu tôm từ Việt Nam...

“Những cách thức và diễn biến trên đã diễn ra, đòi hòi các DN, ngành hàng và các bộ, ngành cùng phối hợp hiệu quả trong đấu tranh quốc tế và bảo vệ quyền lợi của Việt Nam. Cụ thể, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, hiệp hội cần phối hợp chặt chẽ để nhận diện, chủ động, hiệu quả trong đấu tranh quốc tế với các dấu hiệu hoặc diễn biến gây khó khăn cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam” – ông Nam kiến nghị.

Cần nghiên cứu hàng rào kỹ thuật để hỗ trợ tốt cho sản xuất trong nước  Hiện các nước lớn đang có xu hướng nâng cao hàng rào kỹ thuật như chuyển đổi năng lượng sạch, sản xuất cacbon thấp, thuế tối thiểu toàn cầu… Xu hướng này đặt ra những luật chơi mới và
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương:

Cần nghiên cứu hàng rào kỹ thuật để hỗ trợ tốt cho sản xuất trong nước

Hiện các nước lớn đang có xu hướng nâng cao hàng rào kỹ thuật như chuyển đổi năng lượng sạch, sản xuất cacbon thấp, thuế tối thiểu toàn cầu… Xu hướng này đặt ra những luật chơi mới và là cuộc đua không cân sức đối với những nước còn nhiều khó khăn như Việt Nam. Do đó, Việt Nam cũng cần nghiên cứu hàng rào kỹ thuật để làm sao không vi phạm cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do nhưng vẫn hỗ trợ tốt cho sản xuất trong nước. Để làm được điều này, bản thân những người trong cuộc là từng hiệp hội, từng DN cần đóng góp ý kiến cho Bộ Công Thương. Cần nắm bắt chính sách của các nước để có phản ứng trong bản thân DN và đề xuất phản ứng về chính sách cho Chính phủ.

Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS):
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS):

Xin cấp phép một nhà máy sản xuất vải là vô cùng khó khăn

Những năm qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành đã rất nỗ lực đàm phán với các quốc gia để ký các Hiệp định thương mại tự do nhằm mang lại lợi ích cho hàng hóa và DN Việt Nam. Nhưng doanh nghiệp có nguy cơ không được hưởng lợi từ những hiệp định này do một số vấn đề. Cụ thể, Hiệp định EVFTA đưa ra yêu cầu xuất xứ phải từ vải trở đi. Nhưng tại các địa phương, việc xin cấp phép một nhà máy sản xuất vải là vô cùng khó khăn. Nếu không có vải thì các FTA đó gần như không có ý nghĩa. Các địa phương lo ngại những vấn đề về môi trường, xử lý nước thải, nhưng trên thực tế hiện nay việc xử lý nước thải rất đơn giản, chỉ là vấn đề công nghệ. Các địa phương chỉ cần tổ chức kiểm tra, giám sát và xử phạt thật nặng các vi phạm. Hơn nữa, hiện nay các khách hàng đều đưa ra những yêu cầu về phát triển bền vững, ESG nên bản thân các DN cũng phải tự mình cải tiến quy trình sản xuất để không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP:
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP

Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu ngành, sản phẩm cho sản phẩm thủy sản chủ lực

Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ quan điểm phát triển “Xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín…”, với định hướng phát triển “thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam”.

Hiện tại, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu ngành, sản phẩm cho sản phẩm thủy sản chủ lực. Trong khi, thương hiệu sản phẩm (tôm, cá tra…Việt Nam) là rất quan trọng, làm nền tảng cho một thời cơ mới tiếp theo. Có thương hiệu sẽ là một bước tiến không chỉ giải quyết một số thách thức thị trường hiện nay mà còn thêm một tầm năng lực mới để thâm nhập thị trường tốt hơn, tăng năng suất lao động và giá trị ngành hàng, đảm bảo yếu tố phát triển bền vững.

Do đó, VASEP kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với VASEP triển khai đề án xây dựng thương hiệu cho trước hết 3 sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ, bắt đầu từ quý 4/2023.

Theo Báo Hải quan

Tin mới cập nhật

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Dù kinh tế thế giới và khu vực năm 2024 diễn biến khó lường, song các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn giữ được thị phần, đạt kết quả đáng mừng.
Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Ủy Ban Thực phẩm Ireland (Bord Bia) cho biết, xuất khẩu sữa trực tiếp từ Ireland sang Việt Nam trong năm 2023 lên tới 3.534 tấn mét, đạt hơn 19,6 triệu Euro.
Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Những quốc gia, thị trường nào đang yêu thích, ưa chuộng hạt gạo Việt nhất, thông tin không phải ai cũng biết.
Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Bộ Công Thương ước tính, hết tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với tổng trị giá 362 triệu USD, tăng tới 95% so với cùng kỳ 2022.
Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Sang năm 2024, xuất khẩu nước ta cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay từ tháng 1, khi tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái
Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Xuất khẩu trong thời gian qua tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, trong đó, xuất khẩu nông sản ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2023 xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục. Năm 2024, ngành mong muốn được trợ sức hơn nữa để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch.
Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Theo dự kiến, tổng kinh phí thực hiện cửa khẩu thông minh kết nối Lạng Sơn với Trung Quốc là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa là 6.630 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024 thị trường Mỹ được kỳ vọng khởi sắc hơn, tạo sự chuyển biến tốt cho xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo cần cơ cấu lại sản phẩm.

Tin khác

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật.
Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Xuất siêu ngành hàng này đạt tới 10,13 tỷ USD chỉ trong 11 tháng năm 2023. Đây cũng là ngành hàng xuất siêu nhiều nhất ngành nông nghiệp.
Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu thép tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.
3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 3 sản phẩm trên nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ Đông Hưng (khu vực cầu Bắc Luân II).
Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam.
Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 48 tấn sang thị trường Hoa Kỳ.
Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khu vực Á-Âu (Eurasia) gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trước đây.
Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Sản lượng thịt lợn và thịt gà… trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước, song Việt Nam vẫn chi ra 1,15 tỷ USD để nhập khẩu thịt trong 10 tháng qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng SJC giảm ở một vài thương hiệu, vàng thế giới rơi mạnh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Mỹ và đồng Đô la Mỹ tăng vọt dữ dội
Phiên bản di động