EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam
Mỹ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu dệt may vào Nam Mỹ quá khiêm tốn so với tiềm năng |
Việt Nam là nước duy nhất trong bốn quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các thị trường. Đây là cơ sở để ngành dệt may phấn đấu mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm nay.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2024 xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt trên 322,59 triệu USD, giảm 21,15% so với tháng 8/2024 nhưng tăng 32,52% so với tháng 9/2023.
Hà Lan là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam trong khối EU đạt trên 83,62 triệu USD, giảm 23,65% so với tháng 8/2024 nhưng tăng 31,51% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là thị trường Tây Ban Nha đạt trên 66,71 triệu USD, giảm 12,26% so với tháng 8/2024 nhưng tăng 52,2% so với cùng kỳ năm trước. Đức đạt trên 52,67 triệu USD, giảm 24,89% so với tháng 8/2024 nhưng tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam |
Đặc biệt, trong tháng 9/2024 có một số thị trường tuy kim ngạch không tăng cao nhưng so với tháng 8/2024 và tháng 9/2023 thì tăng trưởng rất mạnh như: Latvia đạt 602.892 USD, tăng 212,8% so với tháng 8/2024 và tăng 384,9% so với cùng kỳ năm trước; Luxembourg đạt 805,229 USD tăng 138% so với tháng 8 năm 2024 và tăng 135,2% so với cùng kỳ năm trước; Slovakia đạt 791.461 USD tăng 173,6% so với tháng 8 năm 2024 và tăng 874,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 9/2024 xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Bungari giảm 87,6% so với tháng 8/2024 và giảm 95,6% so với tháng 9/2023, đạt 2.303 USD; Bồ Đào Nha giảm 69,5% so với tháng 8/2024 và giảm 28,3% so với tháng 9/2023, đạt 62.605 USD; Slovenia giảm 85,2% so với tháng 8/2024 nhưng tăng 1.325% so với tháng 9/2023, đạt 452.601 USD.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU đạt gần 3,08 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, Hà Lan và Đức là 2 thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, riêng 2 thị trường nay đã chiếm 46,45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang khối EU. Cụ thể, xuất khẩu sang Hà Lan nhiều nhất đạt gần 880,11 triệu USD, tăng 24,85% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 28,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU; xuất khẩu sang thị trường Đức đạt gần 562,48 triệu USD, giảm 10,96% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 18,11%.
Trong 9 tháng năm 2024; thì có 6 thị trường lớn xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt kim ngạch trên 100 triệu USD; ngoài 2 thị trường chủ đạo là Hà Lan và Đức còn có các thị trường như: Tây Ban Nha đạt trên 454,92 triệu USD, tăng 9,56% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 14,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU; Pháp đạt gần 354,99 triệu USD, tăng 11,31%, chiếm 11,43%; Bỉ đạt trên 320,32 triệu USD, tăng 3,92%, chiếm 10,31%; Italia đạt gần 251,15 triệu USD, tăng 11,58%, chiếm 8,09%.
Một số thị trường xuất khẩu hàng dệt may trong 9 tháng năm 2024, tăng trưởng mạnh như: Cộng hòa Séc tăng mạnh 50,69%, đạt gần 21,31 triệu USD; Slovakia tăng 112,12%, đạt trên 4,06 triệu USD; Rumani tăng 55,88%, đạt gần 5,24 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu hàng dệt may giảm mạnh ở các thị trường như: Bungari giảm 78,22%, chỉ đạt 263.120 USD; Lithiumnia giảm 99%, đạt 15.440 USD; Malta giảm 52,59%, đạt gần 705.691 USD; Estonia giảm 58,89%, đạt gần 69.750 USD.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2024 ngành dệt may đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023, năm 2025 là 50 - 52 tỷ USD và đến năm 2030 lên tới 68 - 70 tỷ USD. Với lũy kế 8 tháng đạt trên 28 tỷ USD, trung bình từ nay tới hết năm 2024 mỗi tháng cần đạt kim ngạch trung bình 4 tỷ USD. Tuy nhiên, nửa cuối năm cũng là cao điểm cho đơn hàng và sản xuất dịp Noel và chào đón năm mới, do đó với đà tăng trưởng trong 2 tháng liên tiếp cơ hội cán đích của ngành là tương đối cao.
Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục
Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
