Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô
Nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô” duy nhất tăng trưởng dương trong tháng 1 Điểm danh những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024 |
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô của Việt Nam gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng.
So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng các nhóm hàng chục tỷ đô không thay đổi. Tuy nhiên, kim ngạch các nhóm đều có tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái, nổi bật có thể kể đến như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 55,29 tỷ USD, tăng 11,67 tỷ USD (tương ứng tăng 26,7%) so với cùng kỳ 2023. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt kim ngạch 40,15 tỷ USD, tăng 7,34 tỷ USD. Dệt may đạt kim ngạch 28,84 tỷ USD, tăng 2,61 tỷ USD. Điện thoại và linh kiện đạt kim ngạch 43,94 tỷ USD, tăng 2,31 tỷ USD. Giày dép đạt kim ngạch 17,46 tỷ USD, tăng 2,06 tỷ USD. Gỗ và sản phẩm đạt kim ngạch 12.38 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ USD. Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt kim ngạch 11,80 tỷ USD, tăng 1,03 tỷ USD.
![]() |
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 7 nhóm hàng xuất khẩu từ 10 tỷ đô trở lên |
Thị trường xuất khẩu của các nhóm hàng kể trên khá đa dạng, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN…
Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 315,91 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 41,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Hết ngày 15/10/2024, các doanh nghiệp FDI đóng góp 72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, với 226,24 tỷ USD, tăng 13,4%, tương ứng tăng 26,69 tỷ USD so với cùng kỳ.
Trong những tháng cuối của năm 2024, trước bối cảnh toàn cầu đầy biến động và sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp quyết liệt và ngay lập tức để duy trì đà tăng trưởng. Theo đánh giá từ các chuyên gia, các doanh nghiệp cần nhanh chóng khai thác triệt để các lợi ích mà Hiệp định thương mại tự do mang lại, tối ưu hóa các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy định môi trường.
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu là rất cần thiết để đa dạng hóa rủi ro và tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như Mỹ, EU, hay Trung Quốc. Để làm được điều này, Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và phát triển các thị trường mới tiềm năng như châu Phi, Nam Mỹ, và Trung Đông.
Một trong những rào cản lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là các thủ tục hành chính phức tạp và chi phí logistics cao. Hiện tại, chi phí logistics tại Việt Nam đang cao hơn so với một số nước trong khu vực, khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam bị sụt giảm.
Để khắc phục nút thắt này, các chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam cần đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu, giảm bớt các quy trình kiểm tra, thông quan rườm rà và đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ số để cải thiện hiệu quả quản lý và vận hành chuỗi cung ứng.
Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, cảng biển, và hệ thống kho bãi cũng là cần thiết nhằm giảm thời gian và chi phí vận chuyển, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tin mới cập nhật

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
Tin khác

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
