Hà Nội:
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân
Quy định mới về bảo hiểm xe máy áp dụng từ năm 2025 người dân cần biết Chuyển đổi giao thông xanh: Cần chính sách đặc thù Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy |
Sau một tuần lấy ý kiến người dân vào dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ), TP.Hà Nội đưa ra dự thảo lần 2 về thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ngay đầu năm 2025 trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024.
Theo dự thảo mới đưa ra 6 tiêu chí để xác định các khu vực hạn chế phát thải, bao gồm toàn bộ vùng bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế phát thải theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, phạm vi khu vực hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường được mở rộng so với dự thảo cũ. Cụ thể, các khu dân cư tập trung tại 12 quận hiện nay: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông.
5 quận dự kiến thành lập trong giai đoạn 2020-2025 là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng và thành phố phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) thành phố phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai).
TP Hà Nội đưa ra dự thảo lần 2 về thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm. Ảnh: N.H |
Chia sẻ về vấn đề cấm xe máy ở các quận nội đô, trao đổi với Báo Công Thương, TS Phan Lê Bình - Trưởng đại diện văn phòng OCG Nhật Bản nhận định, việc thi hành Luật Thủ đô 2024 được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 sẽ khó khăn do thời gian gấp rút, chưa thể đạt được thoả thuận với nhân dân.
“Xe máy là phương tiện chủ lực hiện nay, do đó nếu chúng ta hạn chế xe máy vào khu vực nội đô, người dân sẽ đi lại bằng gì? Đặc biệt, dịch vụ giao nhận hàng hoá từ vật phẩm đến đồ ăn hiện nay đang rất phát triển. Nếu chúng ta cấm lưu hành vậy sẽ có phương tiện gì để thay thế?”, chuyên gia đặt câu hỏi.
TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, hành động này có thể vô hình trung cướp đi “cần câu cơm” của nhiều người dân. Lý giải về nhận định trên, ông Thuỷ cho biết, hiện nay Hà Nội có hơn 7,8 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm hơn 6 triệu xe máy, hơn 1 triệu ô tô các loại, chưa kể đến 1,2 triệu phương tiện đến từ các địa phương lân cận. Theo đó, ông đặt câu hỏi nếu giảm ùn tắc bằng cách cấm xe cá nhân, đặc biệt là xe máy, thì trên 80% người dân sẽ đi lại bằng gì để mưu sinh?
Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, hành động này có thể vô hình trung cướp đi “cần câu cơm” của nhiều người dân. Lý giải về nhận định trên, ông Thuỷ cho biết, hiện nay Hà Nội có hơn 7,8 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm hơn 6 triệu xe máy, hơn 1 triệu ô tô các loại, chưa kể đến 1,2 triệu phương tiện đến từ các địa phương lân cận. Theo đó, ông đặt câu hỏi nếu giảm ùn tắc bằng cách cấm xe cá nhân, đặc biệt là xe máy, thì trên 80% người dân sẽ đi lại bằng gì để mưu sinh?
Theo đó, để giảm thiểu ùn tắc giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ cho hay, thay vì cấm xe cá nhân bằng biện pháp áp đặt, thì các địa phương cần phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông.
"Giải pháp chống ùn tắc đưa ra nhưng phải đảm bảo duy trì các phương thức đi lại, chứ không được gây ảnh hưởng, làm giảm mật độ, mạch lưu thông của những dòng phương tiện ấy”, ông Thuỷ nhận định.
Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, các tuyến đường sắt đô thị như: Tàu ngoại thành, tàu điện mặt đất, metro ngầm và trên cao…đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân...
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, số lượng phương tiện giao thông đường bộ đang hoạt động trên địa bàn là trên 7,8 triệu phương tiện các loại và chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác di chuyển đi, đến Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2023 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đến nay mới đạt khoảng trên dưới 10% dẫn đến hiện tượng quá tải trên các tuyến đường giao thông.
Đồng thời thành phố cũng sẽ có chính sách thay thế xe máy cũ không đảm bảo an toàn giao thông và xả khí thải; quy định các khu vực cấm ô tô chạy dầu diesel, khu vực hạn chế xe máy, xe tải, taxi.
Theo Luật Thủ đô, các khu vực hạn chế phát thải sẽ được áp dụng biện pháp hạn chế giao thông phù hợp. Việc lựa chọn và thực hiện biện pháp này sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và đặc điểm riêng của mỗi khu vực.
Ưu tiên của TP Hà Nội là khuyến cáo các quận huyện cấm lưu hành xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel, ưu tiên phương tiện giao thông đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên và đạt quy chuẩn khí thải cho phép theo quy định; hạn chế, có thu phí đối với phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn khí thải dưới Euro 4 và không đạt quy chuẩn khí thải cho phép theo quy định.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân đang sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp sẽ được ưu tiên áp dụng lộ trình (12 tháng) để chuyển đổi phương tiện phát thải thấp hoặc đạt quy chuẩn phát thải cho phép khi lưu hành trong vùng LEZ.
Việc xây dựng Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024 với mục tiêu hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng không khí. Dự kiến việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện từ đầu năm 2025.