Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD
Dư địa xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản còn rất lớn Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt 33,9 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, trong tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 1,98 tỷ USD, giảm 12,6% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2024 đạt 18 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng năm 2024 là: Hàng dệt may đạt 3,12 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17,3% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,18 tỷ USD, tăng 1,97%, chiếm 12,1%. Tiếp sau là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 2,02 tỷ USD, chiếm 11,2% tỷ trọng xuất khẩu.
![]() |
9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt 33,9 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Minh Anh |
Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong 9 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 36,4%; cà phê tăng 39,8%; phân bón các loại tăng 305,1%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 60,7%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam chi 15,9 tỷ USD để nhập hàng hóa từ Nhật Bản trong 9 tháng năm 2024, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Với dân số hơn 126 triệu người, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…
Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.
Đánh giá cao tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhất là liên quan tới mặt hàng nông sản, thực phẩm, theo các chuyên gia từ Nhật Bản, hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam nhờ lợi thế ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chung giữa hai nước (04 FTA tính tới thời điểm này, gồm VJEPA, AJCEP, CPTPP và RCEP). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này vẫn còn khá khiêm tốn khi chỉ chiếm 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới năm 2023.
Về phía Nhật Bản, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trong danh sách các nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Nhật Bản, tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 3,3% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước này (Số liệu năm 2023 của ITC Trademap). Như vậy có thể thấy tiềm năng và dư địa cho xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn còn rất đáng kể.
Tin mới cập nhật

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
Tin khác

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
