Uống nước đá mùa nắng nóng “độc hại” thế nào cho cơ thể?
Nước đậu đen có tác dụng tuyệt vời như thế nào? Luộc thịt thế nào để ngon và giữ được chất dinh dưỡng? Thực phẩm nào nên và không nên ăn khi có vấn đề tuyến giáp? |
Việc uống nước đá giải khát vào mùa hè nắng nóng là thói quen của nhiều người. Nhưng uống nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Các vấn đề về tiêu hóa: Khi chúng ta uống nước lạnh, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước lạnh sẽ làm các mạch máu co lại gây cản trở hệ tiêu hóa hoạt động.
Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu. Trên thực tế, khi chúng ta uống nước đá lạnh, nó không điều hòa với nhiệt độ cơ thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn có trong dạ dày.
Chậm nhịp tim: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim của bạn. Uống nước đá được cho là kích thích dây thần kinh sọ thứ mười - dây thần kinh phế vị.
Dây thần kinh này là một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể và nó làm trung gian cho việc giảm nhịp tim. Khi bạn uống nước lạnh, nhiệt độ thấp của nước sẽ kích thích dây thần kinh khiến nhịp tim giảm xuống.
Làm hỏng răng: Tác hại của nước đá thể hiện ở việc khiến răng sâu của bạn bị ê buốt đồng thời ảnh hưởng tới men răng, khiến sức đề kháng của răng bị giảm từ đó phát sinh ra các bệnh về răng miệng. Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (khi nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thể làm răng yếu và dễ gãy.
![]() |
Nước đá lạnh không làm hết khát mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ảnh minh hoạ |
Táo bón: Uống nước lạnh khiến cho thức ăn trong ruột co lại, khả năng co bóp bị ảnh hưởng, dẫn đến việc tiêu hóa của dạ dày và ruột cũng trở nên không tốt, gây ra táo bón do nước lạnh.
Viêm họng: Uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn, dẫn đến hình thành các chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp), tạo thành lớp bảo vệ của đường hô hấp. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra hiện tượng bỏng lạnh, khiến cổ họng bị đau rát và tổn thương.
Lưu ý khi sử dụng nước đá
Uống nước đá trở thành một thói quen khó bỏ tuy nhiên cần phải biết và có những biện pháp để hạn chế tác hại của vấn đề này.
Uống với mức vừa đủ: Trời hè oi nóng khiến bạn luôn muốn uống nước đá để giải khát, làm dịu nhanh cơn khát nhưng thực tế thì ngược lại, nước đá có thể làm bạn càng thêm khát nước hơn đấy. Thay vì uống nước đá cả ngày, bạn nên giảm lại còn 1 - 2 cốc/ngày.
Không uống nước đá khi vừa đi nắng về: Việc giảm nóng bằng cách sử dụng nước đá ngay khi vừa đi từ ngoài trời nắng về là việc làm vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới sốc nhiệt, chóng mặt, đau đầu. Chính vì thế nên chấm dứt ngay việc làm này để bảo vệ cơ thể.
Người đang bị bệnh tim mạch, cảm cúm, ho, có vấn đề về tiêu hóa, bệnh về gan và thân,... không nên sử dụng nước đá lạnh vì có thể khiến cho bệnh chuyển biến xấu.
Ngoài ra, nước đá không nên uống sau khi ăn vì nó không chỉ khiến thức ăn khó tiêu hóa mà còn làm cho dầu mỡ bị đông cứng trên thành ruột, tăng nguy cơ gây bệnh ung thư và những hệ lụy khó lường.
Vào mùa hè thì việc bổ sung nước là điều rất cần thiết nhưng cần phải thực hiện bằng cách uống nước đúng cách để luôn có một cơ thể khoẻ mạnh.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu
