Ứng phó với những “cơn gió ngược” của nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” khi nhu cầu bên ngoài suy yếu, dẫn đến xuất khẩu và sản xuất công nghiệp chưa được cải thiện.
"Khu vực FDI là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam" Nền kinh tế châu Âu tăng trưởng nhanh hơn dự báo

Kinh tế đối mặt thách thức

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cập nhập kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2023. Nội dung của báo cáo của WB cho thấy, kinh tế Việt Nam dù đã được cải thiện, song vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức.

4936-trang-5
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng nhẹ 0,5% trong tháng 4/2023, cải thiện so với mức giảm 2,0% trong tháng 3/2023

Tháng 4/2023, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng nhẹ 0,5%, cải thiện so với mức giảm 2,0% trong tháng 3/2023. Tuy nhiên, một số ngành sản xuất như dệt may, giày dép và sản phẩm da, điện tử, máy tính, điện thoại di động, phương tiện có động cơ… tiếp tục giảm trong tháng 4 cũng như 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2022.

Tháng 4/2023 cũng ghi nhận xuất và nhập khẩu hàng hóa giảm. Trong đó, xuất khẩu giảm giảm 17,1% so với cùng kỳ và nhập khẩu giảm 20,5%. Sự sụt giảm trong xuất khẩu chủ yếu xuất phát từ sự suy giảm giảm đáng kể trong xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt trong tháng 4/2023, bao gồm: Điện thoại thông minh, giảm 31% so với cùng kỳ; máy tính, giảm 8% so với cùng kỳ, máy móc, giảm 14% so với cùng kỳ, dệt may giảm 24% so với cùng kỳ, và giày dép, giảm 10% so với cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng trong nước, bao gồm thực phẩm và đồ uống cũng như xăng dầu tiếp tục mở rộng, phần nào phản ánh sự tăng trưởng của nhu cầu nội địa trong tháng 4. Trong khi, chỉ số PMI (Chỉ số quản lý thu mua) của Việt Nam cũng đã giảm xuống 46,7 vào tháng 4/2023 từ mức 47,7 vào tháng trước đó, cho thấy các điều kiện kinh doanh dự kiến tiếp tục chưa được cải thiện trong thời gian tới.

Về tăng trưởng bán lẻ của Việt Nam, theo Ngân hàng Thế giới mới chỉ ở mức độ “vừa phải” khi hiệu ứng cơ sở thấp sau Covid-19 năm 2022 đang giảm dần. Doanh số bán lẻ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 11,5% trong tháng 4, ngang bằng so với tháng 3/2023.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục chịu ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư toàn cầu. Theo đó, cam kết FDI đạt 3,4 tỷ USD vào tháng 4 năm 2023, tăng 46% so với tháng 3. Tuy nhiên, vốn FDI cam kết lũy kế 4 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 8,8 tỷ USD, thấp hơn 17,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Lạm phát chỉ số giá và lạm phát cơ bản tiếp tục giảm nhẹ. Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 3,4% trong tháng 3 xuống 2,8% trong tháng 4. Trong đó, lương thực và thực phẩm, cũng như nhà ở và vật liệu xây dựng là những nhân tố chính gây ra lạm phát CPI trong tháng 4.

Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, năng lượng và các mặt hàng bị kiểm soát giá điều chỉnh giảm từ 4,9% trong tháng 3 xuống 4,6% trong tháng 4, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu chính sách 4% do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới, việc tăng giá điện 3% gần đây và kế hoạch tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm.

Tăng trưởng tín dụng tháng 4/2023 ước tính đã giảm xuống 9,2% so với cùng kỳ. Theo nhận định của Ngân hàng thế giới, việc tín dụng chững lại bất chấp việc nới lỏng chính sách và cắt giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước trong tháng 3 và thanh khoản thị trường dồi dào phản ánh khả năng hấp thụ yếu của nền kinh tế.

5210-binh-duong
Sự sụt giảm trong xuất khẩu chủ yếu xuất phát từ sự suy giảm giảm đáng kể trong xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt trong tháng 4/2023

Ứng phó với những “cơn gió ngược”

Nhận định của Ngân hàng Thế giới cho thấy, nền kinh tế đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược" bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu. Mặc dù tiêu dùng trong nước vẫn mạnh nhưng tăng trưởng tín dụng chậm lại, phản ánh nhu cầu yếu.

Triển vọng thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính toàn cầu đòi hỏi việc quản lý ngoại hối phải linh hoạt để thích ứng với các điều kiện bên ngoài. Và đẩy nhanh giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, đồng thời đảm bảo đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng xanh và có khả năng phục hồi để giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong dài hạn.

Chia sẻ với phóng viên bên lề một sự kiện mới đây, TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: 2 “cơn gió ngược” tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Cơn gió thứ nhất là sự suy giảm kinh tế toàn cầu thể hiện rất rõ qua xuất khẩu, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cơn gió thứ hai là Việt Nam đang phải chịu tác động từ các điều kiện tài chính tiền tệ ngặt nghèo trong giai đoạn đồng tiền đắt hơn, chặt chẽ hơn, bên cạnh những áp lực khác.

Cụ thể hơn, ông Võ Trí Thành cho rằng, tiêu dùng, đầu tư, thương mại và xuất khẩu của Việt Nam đang suy giảm. Trong đó, xuất khẩu đang giảm rất mạnh. Đầu tư tư nhân chững lại, đầu tư nhà nước thì tiến độ thực hiện giải ngân chậm. Hoạt động đầu tư nước ngoài chưa được như mong muốn, có xu hướng giảm ít nhiều. Tiêu dùng là động lực còn lại cho tăng trưởng kinh tế nhưng tốc độ tăng tiêu dùng hiện nay cũng đang trong xu hướng giảm.

Để giải quyết trong ngắn hạn, vai trò của đầu tư công cực kỳ quan trọng và được đánh giá là khâu “then chốt” thúc đẩy tăng trưởng. Cùng với đó, kích cầu tiêu dùng thông qua giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Điều hết sức quan trọng nữa là cần thu hút du lịch từ nước ngoài, tạo kỳ vọng kinh tế dần quay lại sự phục hồi, cho dù rất khó khăn. Về xuất khẩu, Việt Nam cần cố gắng đa dạng hóa thị trường, tận dụng thị trường đang phục hồi tốt hơn như Trung Quốc. Đây là bước đi cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế.

Nguyễn Hòa

Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Nhiều người mất tiền vì tin fanpage có tích xanh, đặt phòng, mua vé máy bay, combo du lịch giá rẻ trên mạng xã hội mà không kiểm chứng thông tin.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Phiên bản di động