Tỷ lệ tử vong Covid-19 vẫn cao hơn bệnh truyền nhiễm khác nên không thể coi là cúm mùa
"Việt Nam rất nỗ lực để hạn chế tác động tiêu cực của COVID-19" Hà Nội yêu cầu tuyên truyền đeo khẩu trang ngừa COVID-19 nơi công cộng |
Covid-19 không còn là sự kiện khẩn cấp nhưng luôn bên cạnh mình
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố coi Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu. Tuyên bố đánh dấu sự kết thúc mang tính biểu tượng đối với đại dịch này. Một đại dịch đã làm đảo lộn các nền kinh tế và khiến ít nhất 7 triệu người trên toàn thế giới, trong đó có hơn 43 nghìn người Việt Nam tử vong. Sau đại dịch này, nhiều quan điểm, hành vi của con người và chính sách của các quốc gia đã phải thay đổi.
Số ca mắc mới Covid-19 ở Việt Nam tăng trở lại, trường hợp nhập viện gia tăng |
Tuy nhiên, ngay khi tuyên bố này đưa ra, nhiều quốc gia đã chính thức hạ lệnh cấp độ dịch Covid-19. Như tại Nhật Bản vừa chính thức hạ cấp độ dịch bệnh Covid-19 xuống cấp 5, tức là mức tương đương với cúm mùa. Trước đó, ngày 10/4, Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua trước đó, "trong đó chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến đại dịch Covid-19".
Giải thích lý do WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - nhấn mạnh: "Tôi luôn giữ khẩu trang bên mình, điều này có nghĩa là Covid-19 không biến mất mà luôn ở bên cạnh mình".
Đồng thời ông cũng giải thích, hiện nay tình trạng thích ứng với Covid-19 tốt hơn, mức độ nghiêm trọng lây truyền của dịch bệnh đã giảm, tương tự số ca nhập viện, ca nặng cũng giảm. Tuy nhiên, việc WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu nhưng không có nghĩa Covid-19 không còn là mối đe dọa hay Covid-19 ít nguy hiểm hơn.
Trước câu hỏi: Nếu chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B thì liệu có nên coi Covid-19 như bệnh cúm mùa? Trưởng đại diện WHO đưa ra luận điểm: Có điểm tương đồng giữa Covid-19 và cúm mùa, tuy vậy Covid-19 không theo mùa, trong khi cúm mùa thường vào mùa Đông. Covid-19 đã xuất hiện ở các nước, nhiều khu vực khác nhau. Do đó, Covid-19 vẫn là căn bệnh vô cùng mới. Chúng ta mới chỉ có 4 năm làm quen với Covid-19. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về Covid-19. Có thể nói còn quá sớm để khẳng định Covid-19 giống như bệnh cúm mùa.
"Tôi khẳng định lại một lần nữa: WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa là chúng ta chấm dứt đại dịch Covid-19", TS. Angela Pratt nhấn mạnh.
Hành động của Việt Nam
Từ khi dịch bùng phát, Việt Nam đã có nhiều biện pháp ứng phó với Covid-19. Với tất cả các biện pháp đã triển khai giúp Việt Nam thành công trong phòng chống dịch. Từ khoảng cuối năm 2021 đến nay, Việt Nam đã chuyển biện pháp ứng phó với Covid-19 để vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Còn hiện nay, dựa trên công bố của WHO, Việt Nam có cơ sở quan trọng trong việc xem xét đánh giá tình hình dịch ở trong nước.
PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng - phân tích, hiện số ca mắc mới Covid-19 ở Việt Nam đang tăng trở lại, số trường hợp nhập viện và tử vong cũng gia tăng, nhưng tình hình dịch vẫn được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế. Tuy nhiên, dù WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ rơi, không hành động gì.
TS. Angela Pratt cũng cho rằng: Đây không phải là lúc chúng ta nghỉ ngơi, số ca mắc vẫn tăng, vẫn có ca bệnh cần chăm sóc đặc biệt và vẫn có tử vong. Vì thế, dù miễn dịch trong cộng đồng do mắc phải và tiêm vaccine cao nhưng vẫn phải cảnh giác và có biện pháp thích hợp. Việt Nam cần luôn chuẩn bị sẵn sàng vaccine, phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có. Đồng thời tiếp tục truyền thông để người dân hiểu, luôn cập nhật thông tin về bệnh.
Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững Covid-19, song vẫn cần tiếp tục rà soát, cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch, đánh giá nguy cơ.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tử vong của sốt xuất huyết tại nước ta hiện là 0,09%, trong khi đó, con số này đối với dịch Covid-19 là 0,37%. Dù tỷ lệ này đã giảm so với năm 2021 nhưng vẫn cao hơn so với bệnh truyền nhiễm khác.
Vì vậy, các chuyên gia y tế cho rằng, Việt Nam không thể chủ quan mà phải luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như có kế hoạch, phương án linh hoạt chuyển đổi trạng thái khi cần thiết. Để giảm nguy cơ tử vong do Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế trên cả nước tiếp tục cảnh giác, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm người mắc, trong đó chú trọng các đơn vị hồi sức, chạy thận… Đây là những nơi có các trường hợp mang bệnh nền nặng cần được đề phòng để tránh lây nhiễm chéo.
Liên quan tới vấn đề có nên chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B hay không, Bộ Y tế cho rằng, dù dịch ở nhóm nào chúng ta cũng đã xây dựng các kịch bản để ứng phó linh hoạt, nhanh chóng. Đối với dịch Covid-19, chúng ta vẫn phải đối phó với 3 nguy cơ, đó là: Miễn dịch sẽ giảm theo thời gian; biến thế mới vẫn xuất hiện; dịch vẫn có các làn sóng mới.
TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Có điểm tương đồng giữa Covid-19 và cúm mùa, tuy nhiên Covid-19 không theo mùa, cúm mùa thường vào mùa Đông. Còn quá sớm để khẳng định Covid-19 giống như bệnh cúm mùa. |