Hiện thực hoá 4 quy hoạch ngành - tạo đột phá cho phát triển đất nước

4 quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản đang được Bộ Công Thương nỗ lực triển khai nhằm tạo đột phá cho đất nước phát triển, tiến vào kỷ nguyên mới.
Quy hoạch ngành than đáp ứng tình hình mới Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Theo ThS. Nguyễn Thị Trà Giang - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Vioit), việc triển khai các quy hoạch ngành quốc gia không chỉ là yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho việc khai thác tối đa nguồn lực, hướng tới sự phát triển bền vững và đột phá. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia là một nhiệm vụ cấp bách và thiết yếu.

Những quy hoạch này không chỉ xác định chiến lược dài hạn trong việc quản lý và phát triển năng lượng, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả mà còn kèm theo các kế hoạch hành động cụ thể, giúp hiện thực hóa mục tiêu phát triển, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tối ưu hóa nguồn tài nguyên khoáng sản nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.

ThS. Nguyễn Thị Trà Giang cũng thông tin thêm, ngay sau khi các quy hoạch được ban hành, Bộ Công Thương đã xây dựng và được Chính phủ quyết định phê duyệt ban hành kế hoạch thực hiện các quy hoạch. Trong kế hoạch đề ra nhiệm vụ cụ thể để phát triển hạ tầng điện lực, khai thác tài nguyên khoáng sản, đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời nâng cao năng lực dự trữ và cung ứng xăng dầu, khí đốt trong cả nước. Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả các kế hoạch sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.

Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ảnh: TTXVN

Chống lãng phí trong thực hiện quy hoạch điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Cũng theo ThS. Nguyễn Thị Trà Giang, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò cực kỳ quan trọng. Hai quy hoạch này đã vạch ra những đường hướng cụ thể cho phát triển cũng đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tuy nhiên, điện lực hay năng lượng là lĩnh vực có chi phí đầu tư lớn, thời gian triển khai dài và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nếu không quản lý tốt sẽ phát sinh rủi ro gây lãng phí trong quá trình triển khai quy hoạch.

Đầu tiên có thể kể tới rủi ro tài chính, với quy mô vốn đầu tư lớn (ước tính 134,7 tỷ USD giai đoạn 2021 - 2030 và 399,2 - 523,1 tỷ USD giai đoạn 2031 - 2050), nếu không có sự phân bổ hợp lý và các chính sách quản lý hiệu quả, sẽ dẫn đến việc lãng phí nguồn lực. Cụ thể, có thể có sự chậm trễ trong các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và khả năng sinh lời.

Tồn tại khả năng chuyển đổi năng lượng không tối ưu khi việc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời mà không cân nhắc đúng đắn về điều kiện địa lý và cơ sở hạ tầng có thể gây lãng phí về chi phí đầu tư, và không đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra còn có rủi ro từ sự phụ thuộc vào công nghệ chưa hoàn thiện; khó khăn trong các thỏa thuận mua bán điện; tác động môi trường…

Nhằm tránh những rủi ro đó, Bộ Công Thương thực hiện nhiều công việc nhằm hiện thực hoá 2 quy hoạch điện, tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu chính sách, đại diện Vioit cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch.

Vốn là giải pháp quan trọng và đầu tiên được nhắc tới, theo đó, ThS. Nguyễn Thị Trà Giang cho rằng, cần xây dựng các cơ chế tài chính linh hoạt để thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Các dự án điện tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời, có thể được hỗ trợ qua các chính sách ưu đãi, giảm thuế hoặc hỗ trợ tài chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để huy động vốn hiệu quả, thủ tục hành chính liên quan đến các dự án điện cần được đơn giản hóa và công khai minh bạch.

Để đáp ứng nhu cầu điện cho từng giai đoạn phát triển kinh tế, cần phát triển đồng bộ các nguồn điện từ nhiệt điện khí, LNG, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và pin lưu trữ. Cùng đó, xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện dự án để đảm bảo rằng các dự án được triển khai đúng tiến độ và đạt chất lượng yêu cầu; điều chỉnh quy hoạch kịp thời…

Với Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại diện Vioit cũng nhận diện chi tiết những lãng phí có thể xảy ra trong thực hiện quy hoạch.

Theo đó, lãng phí trong việc xây dựng kho dự trữ không hiệu quả. Dự án có kế hoạch xây mới và mở rộng nhiều kho xăng dầu và khí đốt tại các khu vực, nhưng cũng đồng thời có sự di dời và đóng cửa các kho hoạt động không hiệu quả. Điều này có thể gây lãng phí nguồn lực và tài nguyên nếu các kho cũ vẫn có thể được cải tạo hoặc tối ưu hóa thay vì xây dựng mới hoàn toàn.

Việc đầu tư vào hệ thống kho chứa, đường ống, và các cơ sở hạ tầng khác đòi hỏi chi phí rất lớn. Mặc dù quy hoạch đã cố gắng tối ưu hóa, nhưng việc phát triển hạ tầng quá rộng và phân tán có thể dẫn đến tình trạng dư thừa kho chứa ở một số khu vực, làm tăng chi phí duy trì và vận hành.

Lãnh phí cũng có thể xảy ra trong đầu tư phát triển hệ thống vận tải xăng dầu nếu không được đồng bộ và tối ưu hóa với hệ thống giao thông và các cơ sở lưu trữ hay phát triển không đồng bộ; quy hoạch thiếu linh hoạt.

Giải pháp cho những vấn đề này, ThS. Nguyễn Thị Trà Giang cho hay, các văn bản pháp lý và chính sách cần được rà soát, sửa đổi và bổ sung, đặc biệt là các quy định liên quan đến đầu tư và phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt. Bên cạnh đó, các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn và bảo vệ môi trường đối với các công trình xăng dầu, khí đốt cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế và các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy.

Về tài chính và đầu tư, cần có sự cân đối ngân sách nhà nước hợp lý. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ ngân hàng, tín dụng xuất khẩu đến phát hành trái phiếu. Việc tái cấu trúc vốn và xử lý các doanh nghiệp thua lỗ trong ngành xăng dầu, dầu khí nhà nước sẽ giúp tập trung nguồn lực cho các dự án có hiệu quả kinh tế cao.

Cùng đó, phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, phát triển hạ tầng và các dự án chiến lược, cải thiện mạng lưới phân phối và bán lẻ và điều chỉnh quy hoạch một cách phù hợp với tình hình thực tế.

Tiết kiệm trong thực hiện quy hoạch khoáng sản, khai thác hiệu quả tài nguyên

Vị trí của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, ThS. Nguyễn Thị Trà Giang cho rằng cũng quan trọng không kém trong phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, cũng như quy hoạch điện, việc triển khai quy hoạch khoáng sản cũng tồn tại những rủi ro gây lãng phí. Do đó, ngay trong kế hoạch triển khai quy hoạch cũng đề ra nhiều giải pháp chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực quốc gia.

Hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Minh Hà diễn ra rầm rộ, công khai
Thực hiện hiệu quả Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 là cần thiết. Ảnh: Cấn Dũng

Trong đó, việc tiết kiệm tài nguyên khoáng sản là yếu tố hàng đầu bởi đây là nguồn lực không thể tái tạo trong thời gian ngắn. Do đó, đối với việc ưu tiên việc khai thác các khoáng sản có trữ lượng lớn, quan trọng như bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, và đồng, việc chỉ cấp phép khai thác cho các doanh nghiệp có đủ năng lực và có kế hoạch chế biến sâu giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên, đồng thời tăng giá trị gia tăng từ khoáng sản thay vì chỉ khai thác sơ cấp. Các dự án chế biến khoáng sản, đặc biệt là chế biến sâu, yêu cầu sử dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, điều này giúp tiết kiệm tài nguyên qua việc thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm, tránh thất thoát tài nguyên trong quá trình khai thác.

Cùng đó là chống lãng phí trong sử dụng đất, việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho các dự án khai thác khoáng sản nhằm hoàn trả quỹ đất cho địa phương sau khi khai thác là một chiến lược nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sử dụng đất của các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác.

Trong khai thác, chế biến khoáng sản cũng chú trọng giải pháp công nghệ và quản lý hiệu quả; có chính sách tài chính hợp lý, rà soát và điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí, tạo sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương.

Để quy Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai nhanh, hiệu quả, ThS. Nguyễn Thị Trà Giang cũng cho rằng, nên tăng cường nghiên cứu và xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, tiếp tục rà soát và bổ sung các quy định pháp luật về khoáng sản, đặc biệt là các chính sách liên quan đến khai thác và chế biến khoáng sản chiến lược, như bô-xít, titan, đất hiếm, niken... Đảm bảo rằng chính sách pháp luật hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc phát triển dự án khai thác, chế biến khoáng sản, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản. Cải thiện quy hoạch và quản lý đất đai.

Phát triển các dự án chế biến khoáng sản có giá trị gia tăng cao, khuyến khích đầu tư vào các dự án chế biến khoáng sản có giá trị gia tăng cao như chế biến bô-xít thành alumin, sản xuất Pigment (dioxit titan), tinh luyện kim loại màu và chế biến hợp chất niken. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại để giảm thiểu tác động môi trường.

Bộ Công Thương tăng cường quản lý và giám sát việc khai thác khoáng sản; thu hút nguồn lực đầu tư và tài chính; đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao năng lực; ứng dụng công nghệ và nghiên cứu khoa học và cuối cùng là tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai thông tin.

Hải Linh

Tin mới cập nhật

Đà Nẵng: Phát động hưởng ứng

Đà Nẵng: Phát động hưởng ứng ''Giờ Trái đất năm 2025''

Thành phố Đà Nẵng kêu gọi người dân, du khách hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025 bằng cách tắt đèn và các thiết bị không cần thiết từ 20h30 - 21h30 hôm nay (22/3).
Ngành điện miền Nam hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Ngành điện miền Nam hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025, ngành điện miền Nam tích cực triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội.
Hà Nội: Đồng hành chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng

Hà Nội: Đồng hành chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng

Tổng công ty Vận tải Hà Nội và Ngân hàng BIDV ký Biên bản ghi nhớ chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng giai đoạn 2024-2035.
Yên Bái: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV

Yên Bái: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV

UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên qua địa bàn tỉnh Yên Bái.
Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Ngày 11/2/2025, tại Lai Châu đã diễn ra cuộc họp giữa UBND tỉnh Lai Châu và EVNNPT nhằm tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án truyền tải điện
Để chính sách năng lượng thúc phát triển giao thông xanh

Để chính sách năng lượng thúc phát triển giao thông xanh

Giao thông xanh là việc áp dụng công nghê nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ thống giao thông đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng.
21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

Tổng công ty Điện lực miền Nam đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Ngành Điện Tuyên Quang chủ động triển khai các biện pháp, cấp điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt cho nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngành điện miền Nam quyết liệt đẩy nhanh tiến độ, đóng điện đưa vào vận hành 7 công trình điện tại các tỉnh, thành phía Nam.
Phát triển xe điện cần linh hoạt, đồng bộ về chính sách

Phát triển xe điện cần linh hoạt, đồng bộ về chính sách

Việt Nam cần có chính sách đồng bộ trong thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh, giảm phát thải, tăng dung lượng xe điện.

Tin khác

Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon

Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon

Việt Nam đang triển khai xây dựng thị trường carbon, dự kiến đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ này.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện tại tỉnh Bắc Giang

Điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện tại tỉnh Bắc Giang

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh phát triển năng lượng và mạng lưới điện trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy-Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sửa đổi Luật Điện lực thực sự cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Dự án điện khí LNG ở miền Trung: Đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững

Dự án điện khí LNG ở miền Trung: Đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững

2 dự án được chuyển đổi từ nhiệt điện than sang dự án điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG tại Quảng Bình, Quảng Trị đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững.
Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, đối với dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch, phần cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/9).
Phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh cấp độ quốc gia

Phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh cấp độ quốc gia

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà nêu quan điểm tại Diễn đàn “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.
Phát triển hạ tầng trạm sạc: Cần đồng nhất quy chuẩn

Phát triển hạ tầng trạm sạc: Cần đồng nhất quy chuẩn

Đầu tư cơ sở hạ tầng trạm sạc với các quy chuẩn đồng nhất là 'chìa khóa' thúc đẩy phát triển xe điện ở Việt Nam.
Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu thế giới nối dài đà tăng sau khi FED chính thức hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới quay đầu suy yếu trước áp lực chốt lời.

Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Tháng 3 âm lịch, những trái mơ chín vàng bắt đầu xuống phố. Dù giá cao nhưng với hương vị chua thanh và mùi thơm đặc trưng, người Hà Nội vẫn sẵn sàng 'rút ví'.
Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Sắp tới kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5, nhu cầu du lịch nội địa tăng mạnh khiến nhiều đường bay cháy vé hạng phổ thông, giá vé leo thang ngang dịp Tết Nguyên đán.
Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Gợi ý điểm đến dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 cho người Hà Nội: gần, đẹp, chi phí hợp lý, dễ đi lại, phù hợp cho nhóm bạn, gia đình, không lo quá tải hay tốn phí.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra trong các ngày 25/6 đến 28/6. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, quy trình, thủ tục cho kỳ thi đã bắt đầu.
Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao nên nhanh chóng hạ tỷ trọng về mức an toàn và theo dõi tình hình thuế quan.
Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

70 doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam chung tay kích cầu giảm giá tour đến 50% để thu hút khách du lịch đến với địa phương trong năm 2025.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phiên bản di động