Tiết kiệm năng lượng: Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
Những con số đáng quan ngại
Tính đến cuối năm 2019, cả nước có trên 5.000 làng nghề, trong đó có hơn 1.300 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho khoảng 12 triệu lao động nông thôn. Theo ông Bạch Quốc Khang- Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”.
![]() |
Áp dụng máy móc tiên tiến, giúp doanh nghiệp làng nghề giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải trong quá trình sản xuất - Ảnh: Cấn Dũng |
Đơn cử như Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang rất nổi cộm. Không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất…
Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện 70% số thiết bị được sử dụng tại các làng nghề là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm đang trở thành vấn đề “nóng” của hầu hết các làng nghề trên địa bàn thành phố và ngày càng có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất.
Khá quan ngại với tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay, ông Tăng Thế Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cũng đưa ra nhận định: Với một số ngành công nghiệp, tại các làng nghề, vẫn còn một bộ phận cơ sở sản xuất sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường trong khi chất lượng sản phẩm không cao, dẫn tới sức cạnh tranh thấp.
Ví dụ đối với sản xuất giấy, suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm luôn cao hơn từ 1,5- 2 lần so với sản phẩm cùng loại do các nước trong khu vực sản xuất. Hay như tại Bắc Ninh, mỗi ngày làng nghề sản xuất sắt thép Châu Khê sử dụng khoảng 40.000 tấn than củi các loại và 18.000m3 nước, thải ra môi trường 150 tấn rác thải công nghiệp và trên dưới 1 tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 15.000m3 nước thải…
“Tình trạng sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên kèm với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường đang làm giảm sức cạnh tranh và tính bền vững của các doanh nghiệp làng nghề” - ông Tăng Thế Hùng nhấn mạnh.
Giải pháp hữu ích
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề xuất phát từ nhiều nguyên nhân, xong có thể nhận thấy việc tiêu hao năng lượng lớn, sử dụng một cách thô sơ các loại nguyên nhiên liệu là nguyên nhân chủ yếu.
Nhận thức được những hạn chế trên, nhiều năm qua Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành khác đã triển khai nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng, áp dụng sản xuất sạch hơn giúp khắc phục dần tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Trong đó, Bộ Công Thương phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và ban hành các tiêu chí về sử dụng năng lượng hiệu quả trong một số ngành công nghiệp, quy định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sản xuất sản phẩm.
Đặc biệt, thông qua một số chương trình, dự án vay vốn ODA, bộ đã hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số ngành công nghiệp thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, sử dụng năng lượng hiệu quả. Có thể kể đến dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Trong 5 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ 543 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 5 ngành công nghiệp (sản xuất gạch, gốm sứ, giấy và bột giấy, dệt may và chế biến thực phẩm) thực hiện các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tổng mức năng lượng tiết kiệm được do thực hiện các dự án đạt 232.000 tấn dầu tương đương; tổng lượng phát thải khí nhà kính giảm được 944.000 tấn CO2; giảm trung bình 24,3% chi phí năng lượng trên giá thành sản phẩm.
Hay dự án “Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với 63 dự án thành phần. Sau khi triển khai, dự án đạt tổng mức tiết kiệm năng lượng hàng năm tương đương hơn 416.000 MWh/năm; mức giảm phát thải khí nhà kính hơn 231.000 tấn CO2 quy đổi/năm, cao hơn so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của nhà nước, một số làng nghề đã chủ động tiếp cận và áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, từ đó giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất. Làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) chuyển đổi công nghệ nung gốm từ lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại. Đến nay, Bát Tràng đã có trên 400 hộ sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng. Doanh thu của xã Bát Tràng hiện đạt khoảng 400 tỷ đồng/năm, lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ. Tương tự, một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã áp dụng sản xuất sạch hơn, kết quả mang lại rất khả quan, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh và đặc biệt giảm phát thải ra môi trường.
Ông Tăng Thế Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp hữu ích giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện nay. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề thực hiện lộ trình phát triển bền vững thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. |
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
