Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày 27/4, tại TP. Nam Định, Cục Công Thương địa phương đã tổ chức Hội nghị về Cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp Hưng Yên sẽ có 3 cụm công nghiệp mới

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì hội nghị. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện Cục Công nghiệp, Vụ Tài chính – Kế hoạch, các Cục, Vụ có liên quan trực thuộc Bộ Công Thương và đại diện các Sở Công Thương Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Bắc Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam…

Nhiều nội dung được tiếp thu và chỉnh sửa

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - nhấn mạnh, Hội nghị ngày hôm nay có 2 mệnh đề lớn: Rà soát công tác xây dựng nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN); quan trọng hơn là bàn thảo, tìm hướng xây dựng hành lang pháp lý thống nhất trong quản lý và phát triển CCN.

"Với nội dung này, trước đó, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến các địa phương, chủ thể liên quan. Tại Hội nghị này, Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp và xét trên những vướng mắc từ thực tiễn để xây dựng khung khổ pháp lý đơn giản nhất nhưng quản lý khoa học nhất cho CCN"- Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin.

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã báo cáo về tình hình xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Dự thảo Nghị định).

Ông Thịnh- cho biết, sau các hội nghị lấy ý kiến và đóng góp của các địa phương, Bộ ngành liên quan, Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định đã tiếp thu và chỉnh sửa.

Cụ thể, về chấp thuận chủ trương đầu tư, thành lập/mở rộng CCN, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN, gồm 2 phương án. Phương án 1, tích hợp 3 nội dung (chấp thuận chủ trương đầu tư, thành lập/mở rộng CCN, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN trong 1 quy trình “Thành lập/mở rộng CCN”. Phương án 2, thực hiện 3 thủ tục riêng biệt: Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (trường hợp có 1 nhà đầu tư) theo pháp luật về đầu tư; thủ tục lựa chọn chủ đầu tư (trường hợp có 2 nhà đầu tư trở lên) theo pháp luật đầu tư và pháp luật về đấu thầu; thủ tục thành lập/mở rộng CCN.

Nội dung thành lập/mở rộng CCN phải đáp ứng các điều kiện: Có trong danh mục các CCN trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện; có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng phù hợp, được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Trong trường hợp địa bàn cấp huyện thành lập CCN thứ 3 trở lên thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các CCN đã thành lập đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các CCN nhỏ hơn 75 ha”, ông Nguyễn Văn Thịnh nói.

Về lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trong trường hợp có doanh nghiệp, hợp tác xã có hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng CCN, Dự thảo Nghị định quy định: Đối với CCN có doanh nghiệp, hợp tác xã có hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng CCN đáp ứng quy định tại Nghị định này thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như sau:

UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư để chấm điểm với thang điểm 100 cho các tiêu chí: Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 15 điểm); phương án quản lý, bảo vệ môi trường CCN (tối đa 15 điểm); năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã (tối đa 30 điểm) và phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 40 điểm).

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Doanh nghiệp, hợp tác xã có số điểm từ 50 trở lên được UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định thành lập, mở rộng CCN (trường hợp có từ hai doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên cùng đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì giao doanh nghiệp, hợp tác xã có số điểm cao nhất).

Những góp ý từ phía địa phương

Tại Hội nghị, ông Trần Anh Dũng- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định - cũng cho hay, Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề phần lớn nằm trong khu dân cư gây ảnh hưởng tới môi trường và đời sống của người dân.

Để tạo thuận lợi cho các làng nghề phát triển, UBND tỉnh Nam Định đang thực hiện di dời các cơ sở sản xuất vào CCN và thực hiện chủ trương không thu hút đầu tư ngoài khu, CCN ngoài các dự án trọng điểm.

UBND tỉnh Nam Định cũng đã bổ sung Quy hoạch CCN trên địa bàn tỉnh gồm 59 CCN, tổng diện tích đến năm 2025 khoảng 1.800ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 26 CCN thành lập, trong đó 19 CCN thành lập trước khi Chính phủ ban hành Quyết định số 105 ngày 19/8/2007 và 7 CCN được thành lập theo Nghị định số 66 (Nghị định số 66/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP), Nghị định 68 (Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN) của Chính phủ; 22 CCN đã đi vào hoạt động với diện tích gần 400ha, thu hút 550 đầu tư thứ cấp, vốn thực hiện trên 5.000 tỷ đồng, 7.000 tỷ đồng vốn đăng ký, tỷ lệ lấp đầy 90%.

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Ông Trần Anh Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định

Việc hình thành các khu, CCN từng bước giúp địa phương thực hiện định hướng "ly nông, bất ly hương", góp phần phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động trên địa bàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, việc triển khai công tác quản lý, phát triển CCN theo Nghị định 66, Nghị định 68 đang gặp một số khó khăn.

Từ những thực tiễn địa phương, ông Trần Anh Dũng đề nghị: Bộ Công Thương rà soát hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến CCN như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai… để thống nhất trong quản lý phát triển CCN. Nghiên cứu điều kiện mở rộng CCN và nâng tổng quỹ đất chưa cho thuê lên 100ha thay vì 50ha như hiện nay.

Quy định rõ cơ chế chuyển giao hạ tầng CCN do đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước làm chủ đầu tư, việc huy động vốn để đầu tư và kinh doanh hạ tầng CCN cho doanh nghiệp quản lý, thu hút đầu tư.

Tại Hội nghị, đại diện các Sở Công Thương Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Bắc Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên… cũng đã phản ánh hiện trạng quản lý, phát triển CCN, đồng thời đưa ra những góp ý cụ thể cho Dự thảo Nghị định.

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Đại biểu tham dự Hội nghị phát biểu ý kiến

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân- nhấn mạnh, qua đóng góp ý kiến từ các địa phương có thể khẳng định Nghị định 68, Nghị định 66 có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn bộc lộc một số hạn chế. Vì vậy, trong Dự thảo Nghị định này sẽ phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế và tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý và chủ đầu tư, nhà đầu tư có dự án trong CCN. Điều này sẽ được thể hiện qua việc rút gọn thủ tục hành chính, nhất là liên quan đến chủ trương đầu tư.

Liên quan đến vấn đề đất đai, theo Thứ trưởng, cần cẩn trọng rà soát kỹ về đất đai khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Dự thảo Nghị định phân cấp phân quyền mạnh cho các địa phương nhưng việc chuyển đổi phải tuân thủ Luật Đất đai, đồng thời khai thác một cách hiệu quả việc sử dụng đất.

Về những phản ánh của các địa phương với điều kiện thành lập, quy mô CCN, Dự thảo Nghị định đã đưa ra các quy định khá thông thoáng và tạo điều kiện cho địa phương. Trong điều kiện cần thiết có thể linh hoạt với chủ đầu tư.

Câu chuyện xác định tài sản công ra sao và chuyển đổi như thế nào, Bộ Công Thương sẽ có bàn thảo với Bộ Tài chính để đưa ra các quy định chi tiết và cụ thể nhất”, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh. Đồng thời cho biết thêm, những nội dung khác ban tổ chức sẽ tiếp thu, rà soát, tổng hợp và hoàn thiện Dự thảo Nghị định trong thời gian sớm nhất để trình các cấp có thẩm quyền.

Hải Linh

Tin mới cập nhật

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh ước đạt 6,03%. Cùng với khu vực dịch vụ, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, ước đạt đạt 6,2%.
Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới ngay tại "sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tin khác

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động