Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Để khẳng định vị thế hàng Việt, các làng nghề cần chú trọng xây dựng thương hiệu, quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; tập trung phát triển sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao.

Đã có một thời gian khá dài sản phẩm các làng nghề truyền thống tưởng chừng như đã bị mai một, đi vào lãng quên.

Thế nhưng, kể từ khi mở cửa nền kinh tế cùng với những chuyển biến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, giá cả hợp lý, sự gần gũi thân quen cộng sự lan tỏa từ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," các làng nghề đã khẳng định được vị thế. Qua đó giúp nâng cao uy tín hàng Việt với người tiêu dùng, phát triển sản xuất kinh doanh tại thị trường nội địa.

Khang dinh vi the hang Viet Nam qua cac san pham lang nghe hinh anh 1
Chợ gốm Bát Trang. (Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN)

Đi tìm bản sắc

Là cái nôi của thủ công mỹ nghệ, Hà Nội hiện có trên 1.350 làng nghề và làng có nghề với đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đã góp phần kiến tạo những giá trị tinh hoa hàng Việt.

Không còn là những tạo hình đơn giản, thô sơ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề Việt Nam đang dần “lột xác” với dáng vẻ bắt mắt và trở thành những món đồ sáng tạo có giá trị cao, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Với tâm huyết và sáng tạo, bà Nguyễn Thị Lương, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương (Phú Xuyên, Hà Nội) đã biến cỏ tế (guột) với các nguyên liệu như cói, bẹ ngô, mây, tre, giang thành các sản phẩm nhiều năm liền được bình chọn là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích."

Các sản phẩm chủ yếu là bát đựng hoa quả, lẵng hoa, cốc, lọ, con giống, thùng đựng, chao đèn, chậu, làn… ngoài tiêu thụ tại thị trường nội địa hàng năm còn xuất khẩu trên 100.000 sản phẩm, trị giá 17-18 tỷ đồng đi các thị trường như Rumani, Hungary, Mỹ, Nga…

Từ những viên đất sét vô tri vô giác qua bàn tay nhào nặn của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã tạo nên được những sản phẩm độc đáo, ấn tượng mang đậm nét văn hóa đặc sắc của làng quê Việt Nam. Đây chính là điểm đặc trưng tạo nên nét độc đáo của sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung.

Vượt qua những khó khăn và thử thách trong thời kỳ mở cửa, làng gốm Bát Tràng đang từng ngày lớn mạnh, khẳng định vị thế bằng những sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng của văn hóa dân tộc.

Hiện nay, gốm sứ Bát Tràng không chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống mà đã có nhiều sản phẩm kiểu mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng như các loại ấm chén, bát đĩa, lộc bình, sản phẩm gốm sứ trong ngành xây dựng và sản phẩm gốm sứ theo đơn đặt hàng.

Song song với sự phát triển của gốm sứ Bát Tràng, làng gốm Bát Tràng còn được biết đến là một ngôi làng du lịch đầy tiềm năng. Đây được xem là cơ hội tuyệt vời để làng gốm Bát Tràng quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã chỉ ra những khó khăn mà các làng nghề đang phải đối mặt. Cụ thể như phần lớn các nguyên liệu được nhập tại Việt Nam nhưng giá thành lại của nước ngoài.

Sở dĩ vậy bởi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng nhập các nguyên liệu từ Việt Nam nên cơ sở sản xuất nguyên liệu cũng bán giá theo giá nước ngoài. Đây là một điều thiệt thòi với làng nghề. Vậy nên, việc xây dựng những vùng nguyên liệu bền vững cho các làng nghề là rất cần thiết.

Ngoài ra, nhằm tạo được sự hấp dẫn thu hút khách du lịch cần hợp tác liên kết nhiều làng nghề cũng như trao đổi sản phẩm. Đơn cử như Vạn Phúc sản xuất lụa có thể liên kết với đơn vị sản xuất áo, quà tặng… Đây là một cách giải quyết tiêu thụ sản phẩm trong nước và có cơ hội sản xuất ra nước ngoài.

Tận dụng lợi thế

Để khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm làng nghề, ông Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cho rằng các làng nghề cần chú trọng xây dựng thương hiệu, quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu.

Song song đó, tập trung phát triển sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác, phát triển và mở rộng thị trường.

Đặc biệt, các làng nghề ưu tiên đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, phát triển thương mại điện tử thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng tương tác trực tiếp cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương.

Khang dinh vi the hang Viet Nam qua cac san pham lang nghe hinh anh 2
Những mặt hàng mây tre đan của Việt Nam được bày bán tại cửa hàng Dille & Kamille ở thủ đô Brussels của Bỉ. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Theo ông Tôn Gia Hóa, nếu đẩy mạnh việc liên kết phát triển sản phẩm giữa các làng nghề vốn có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Cùng đó, nguyên liệu tập trung như gỗ, tre, nứa, song mây, nguyên liệu gốm… phải được xây dựng ở những vùng có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp.

Chuỗi giá trị của các sản phẩm làng nghề cần được phân bổ đồng đều và công bằng giữa các làng nghề có điều kiện tự nhiên, dân số và kinh tế khác nhau.

Các hiệp hội làng nghề sẽ là cầu nối cho mọi hoạt động hợp tác, liên kết trong cung cấp nguyên liệu, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề bền vững.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nhấn mạnh Bộ Công Thương luôn sẵn sàng hỗ trợ các làng nghề việc giữ nghề, nâng cao được giá trị làng nghề, kỹ thuật và máy móc thiết bị.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã hỗ trợ các làng nghề tham gia chương trình tôn vinh nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú được nhà nước công nhận.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đang ấp ủ một chương trình rất cao cấp đến với các nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú, qua đó hàng hóa không phải bán theo cách thông thường mà có thể theo công nghệ số như những bộ sưu tập nghệ thuật trên thế giới hiện nay.

Bộ Công Thương đã làm việc với các siêu thị lớn, không gian rộng để mỗi dịp cuối tuần sẽ dành một khoảng không gian trưng bày các sản phẩm của làng nghề nhằm giúp tiếp cận với người tiêu dùng nhiều hơn.

Tuy nhiên, để phát triển và tăng tính cạnh tranh cho hàng Việt, theo bà Lê Việt Nga, các làng nghề cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã.

Bên cạnh đó, các làng nghề phải nâng cao trình độ và năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và bắt tay chặt hơn trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động và các nội dung “Tự hào hàng Việt Nam,” “Tinh hoa hàng Việt Nam” nhằm quảng bá cho hàng Việt Nam, sản phẩm làng nghề Việt Nam có chất lượng, uy tín.

Điều này ngoài việc giúp nâng cao nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam còn tạo đòn bẩy để làng nghề khẳng định vị thế và phát triển bền vững./.

Tin khác

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp hiện nay, nhiều địa phương đang “tiến thoái lưỡng nan” bởi sự chồng chéo của nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 được đánh giá đã tạo sân chơi cũng như đánh thức tiềm lực làng nghề của các nghệ nhân, thợ giỏi.
Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Phát triển cụm công nghiệp làng nghề được kỳ vọng là hạt nhân đổi mới sáng tạo tại nông thôn, nhân tố thúc đẩy cơ khí hóa, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp

Tại Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp, nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc và đề xuất giải pháp.
Tạo đà cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội phát triển

Tạo đà cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội phát triển

90 sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính sáng tạo, thân thiện với môi trường,… vừa được vinh danh tại Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII

Bộ Công Thương phối hợp Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII năm 2022
Tạo môi trường chính sách thuận lợi nhất cho phát triển cụm công nghiệp

Tạo môi trường chính sách thuận lợi nhất cho phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đang nỗ lực nghiên cứu, xây dựng môi trường chính sách thuận lợi nhất, khắc phục mọi bất cập và chồng chéo trong công tác quản lý cho phát triển cụm công nghiệp. Ông Nguyễn Văn Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã trao đổi với báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
Tăng hàm lượng công nghệ thông tin trong triển khai công tác khuyến công

Tăng hàm lượng công nghệ thông tin trong triển khai công tác khuyến công

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, tại Hội nghị toàn quốc về công tác khuyến công và trao giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia lần thứ IV- năm 2021, diễn ra vào sáng 10/12.
Chương trình khuyến công quốc gia: Đẩy nhanh tiến độ, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh

Chương trình khuyến công quốc gia: Đẩy nhanh tiến độ, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đã gửi văn bản đến Sở Công Thương các địa phương đề nghị đẩy nhanh tiến độ Chương trình khuyến công quốc gia năm 2021, khảo sát đăng ký kế hoạch năm 2022, tuy nhiên các đề án triển khai phải đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình dịch bệnh
Thêm lực đẩy cho công nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản

Thêm lực đẩy cho công nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản

Đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre nứa trên địa bàn một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc giai đoạn 2021-2023” đang được rốt ráo triển khai, kỳ vọng tạo thêm lực đẩy cho công nghiệp chế biến lâm sản khu vực phía Bắc phát triển.
Xem thêm

Đọc nhiều

Quản lý thị trường An Giang: Phát hiện lô lưới cước hơn 22 triệu đồng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường An Giang: Phát hiện lô lưới cước hơn 22 triệu đồng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 6 (Tỉnh An Giang) kiểm tra phát hiện hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá trên 22 triệu đồng.
Hồ sơ bị ngâm quá lâu, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh xin gặp lãnh đạo tỉnh

Hồ sơ bị ngâm quá lâu, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh xin gặp lãnh đạo tỉnh

Hồ sơ bị ngâm quá lâu, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh xin được trực tiếp gặp và báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh để tỉnh xem xét cho ý kiến chỉ đạo.
Quảng Ninh: Ba người bị máy cưa cắt vào tay trong cùng một ngày

Quảng Ninh: Ba người bị máy cưa cắt vào tay trong cùng một ngày

Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) vừa liên tiếp tiếp nhận 3 bệnh nhân bị tai nạn lao động do máy cưa cắt vào tay trong cùng một ngày.
Hải Phòng: Nam thanh niên trả lại gần 100 triệu đồng tiền nhặt được ở cây ATM

Hải Phòng: Nam thanh niên trả lại gần 100 triệu đồng tiền nhặt được ở cây ATM

Một nam thanh niên tại TP. Hải Phòng đã giao nộp cơ quan Công an số tiền gần 100 triệu đồng để trả lại người mất
Phát triển cây rau trái vụ nâng cao thu nhập cho đồng bào Mông vùng cao

Phát triển cây rau trái vụ nâng cao thu nhập cho đồng bào Mông vùng cao

Hoàng Thu Phố - Bắc Hà đã và đang tập trung trồng, mở rộng diện tích rau trái vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững cho đồng bào Mông vùng cao.
TP. Hồ Chí Minh triển khai đúng tiến độ dự án đường Vành đai 3

TP. Hồ Chí Minh triển khai đúng tiến độ dự án đường Vành đai 3

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đang triển khai đúng theo tiến độ đề ra và sẽ khởi công Dự án vào ngày 30/6 tới.
Phí thuê sạp cao, hàng ngàn tiểu thương trung tâm thương mại An Đông đòi nghỉ bán

Phí thuê sạp cao, hàng ngàn tiểu thương trung tâm thương mại An Đông đòi nghỉ bán

Kinh doanh ế ẩm nhưng giá thuê sạp lại cao đã khiến hàng ngàn tiểu thương kinh doanh tại trung tâm thương mại An Đông (TP.HCM) đóng cửa đòi giảm phí thuê.
Kỳ vọng đầu tư công liệu có "cứu" được ngành thép năm 2023?

Kỳ vọng đầu tư công liệu có "cứu" được ngành thép năm 2023?

2 tháng đầu năm, sản xuất và tiêu thụ thép giảm mạnh so với cùng kỳ. Các nhà sản xuất thép đặt niềm tin vào đầu tư công với hy vọng ngành thép khởi sắc hơn.
Sóc Trăng tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sóc Trăng tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Quản lý thị trường Thái Nguyên: Phát hiện 26 máy tính xách tay nhập lậu

Quản lý thị trường Thái Nguyên: Phát hiện 26 máy tính xách tay nhập lậu

Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng đang bày bán 17 chiếc máy tính xách tay nhãn hiệu Dell Latitude 3310 và 9 chiếc máy tính xách tay nhãn hiệu Dell Latitude 3300.
Phiên bản di động