Tháo gỡ khó khăn cho công nghiệp nông thôn
Theo Cục Công Thương địa phương (CTĐP) - Bộ Công Thương, đến hết tháng 7/2020, tổng kế hoạch kinh phí KC năm 2020 được phê duyệt của 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan là 336 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2019. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) chiếm 44,6% tổng kinh phí KC cả nước (tăng 7,14% so với kế hoạch năm 2019). Kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) là 186,1 tỷ đồng, chiếm 55,4% tổng kinh phí KC (cao hơn 12,57% so với năm 2019). Đến tháng 7/2020, việc ký hợp đồng, giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các đề án đạt 71,3% so với kế hoạch KCQG đã được phân bổ năm 2020.
![]() |
Kinh phí KCQG 2020 đã hỗ trợ máy móc cho nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn |
Để triển khai hiệu quả các nội dung hoạt động KC, giảm thiểu tác động của thiên tai, dịch bệnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở CNNT, lãnh đạo Cục CTĐP đã đôn đốc các đơn vị, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án KCQG, tạm ứng kinh phí đối với các đề án đã ký hợp đồng theo quy định. Đồng thời, bám sát diễn biến tình hình của cơ sở CNNT, đặc biệt là các đối tượng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh gặp khó khăn trong triển khai đề án; thường xuyên báo cáo về Bộ Công Thương (qua Cục CTĐP) để kịp thời xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch kinh phí KCQG năm 2020. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các đề án KCQG trên địa bàn, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, yêu cầu và nội dung của hợp đồng đã ký.
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát các đề án KCQG theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương; hỗ trợ các DN, cơ sở CNNT trên địa bàn gặp khó khăn do chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh. Trường hợp các đề án đã được phân bổ kinh phí nhưng gặp vướng mắc không triển khai được theo tiến độ bởi các yếu tố thiên tai, dịch bệnh, Bộ Công Thương sẽ cân đối ngân sách, xem xét phê duyệt bổ sung kế hoạch KCQG năm 2020.
Thực hiện công tác trọng tâm trong những tháng cuối năm, Cục CTĐP đề nghị Sở Công Thương, Trung tâm KC, tổ chức dịch vụ KC các tỉnh, thành phố chủ động bám sát diễn biến tình hình thiên tai, dịch bệnh, tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp và chính sách cụ thể nhằm phấn đấu thực hiện hoàn thành các đề án KCQG và KCĐP đã được giao, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các DN, cơ sở CNNT trước những tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh.
Tháng 8/2020, trên cơ sở cân đối ngân sách, Cục CTĐP đã rà soát, thẩm định các hồ sơ đề án và trình Bộ Công Thương phê duyệt Quyết định số 2046/QĐ-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2020 về việc ngừng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch kinh phí KCQG năm 2020 (đợt 1). |
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
