Tạo chính sách ưu đãi về thuế thúc đẩy phát triển ngành công nghệ số
Liên tục điều chỉnh chính sách thuế, doanh nghiệp ôtô "kêu" khó Đối thoại chính sách thuế với doanh nghiệp Sớm sửa đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân |
Với những quy định cụ thể và rõ ràng, luật này sẽ tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và minh bạch, thu hút đầu tư và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Cơ chế tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số
Theo kế hoạch, Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. Dự thảo luật gồm 8 chương, 73 điều, quy định chi tiết về hoạt động, phát triển công nghiệp công nghệ số, đồng thời xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này.
Các chuyên gia cũng đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, tập trung vào các vấn đề cơ chế tài chính, chính sách thuế và các ưu đãi khác để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số.
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đang được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam. Ảnh minh họa |
Góp ý về cơ chế tài chính thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số phát triển, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng cần có quỹ chuyển đổi số, công nghệ số để hỗ trợ phát triển lĩnh vực này. Cùng với đó đa dạng hóa các nguồn vốn khác từ chứng khoán, trái phiếu, quỹ đầu tư mạo hiểm.
Ngoài ra, theo TS Cấn Văn Lực các chính sách ưu đãi thuế, đất đai… cần phải xác định rõ hơn về phạm vi hỗ trợ. Cần thêm những hỗ trợ đột phá đối với các chuyên gia như miễn thuế thu nhập cá nhân, visa…để thu hút nhân tài.
Ưu đãi thuế và các vấn đề liên quan
Trong bối cảnh dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đang được hoàn thiện, các chuyên gia đã đưa ra những kiến nghị cụ thể về chính sách thuế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, cho biết dự thảo luật đã quy định khá rõ về các ưu đãi thuế. Tuy nhiên, bà cũng đề xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Luật Công nghiệp công nghệ số với các luật thuế khác như Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả của chính sách.
Hiện nay Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội các nội dung sửa đổi Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, dự kiến năm 2025 sẽ sửa đổi Luật thuế Thu nhập cá nhân. Theo đó, bên cạnh việc xây dựng điều khoản ưu đãi thuế, tiền thuê đất tại Luật Công nghiệp công nghệ số cần chủ động trình bổ sung các nội dung ưu đãi tương ứng với Luật thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo tính đồng bộ của các luật.
Đối với ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, hiện tại, Luật thuế Thu nhập cá nhân hiện hành không có quy định về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại các tổ chức chi trả, các doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, với đề xuất ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia trong dự thảo Luật là không có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia công nghệ, bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng, cần phải có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện. Bà đề xuất áp dụng Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016, nhưng áp dụng cho cả công nghệ số: “Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý hoạt động công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; vận hành các thiết bị, dây truyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; quản lý an toàn hệ thống thông tin”.
Theo bà Cúc, Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), hiện đang tổng hợp ý kiến trình Quốc hội sẽ không áp dúng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến công nghệ số, phầm mềm. Do đó, bà Cúc cho rằng nên đề xuất cho sản phẩm công nghệ số, phần mềm xuất khẩu được tiếp tục áp dụng thuế suất 0% khi xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến gồm 8 chương, 73 điều, quy định về công nghiệp công nghệ số, bao gồm: hoạt động công nghiệp công nghệ số; phát triển công nghiệp công nghệ số; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến công nghiệp công nghệ số. Luật này không quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phục vụ cho quốc phòng, an ninh, hoạt động cơ yếu để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước. |