Quảng Bình: Thực hiện nhiều nhóm giải pháp cho lĩnh vực xuất nhập khẩu phát triển
Quảng Bình: Nhiều dự án bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng Quảng Bình: Mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm thu hút nhà đầu tư |
Đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Bình cho hay, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Cha Lo có nhiều chuyển biến tích cực.
Doanh thu sản xuất công nghiệp ước tính khoảng 5.731 tỷ đồng đạt 167% so với cùng kỳ; Doanh thu thương mại dịch vụ ước tính khoảng 2.567,6 tỷ đồng đạt 121% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu ước tính khoảng 162,9 triệu USD đạt 180% so với cùng kỳ; Nộp thuế ước tính khoảng 305,5 tỷ đồng đạt 114% so với cùng kỳ; Hàng hóa qua cảng Hòn La ước tính khoảng 1.461 ngàn tấn đạt 102% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất hàng hóa dịch vụ ước tính khoảng 5.746,2 tỷ đồng đạt 142% so với cùng kỳ.
Thương mại qua cửa khẩu Cha Lo đạt kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 2.221,9 triệu US (tăng 109% so với cùng kỳ); Thuế qua cửa khẩu khoảng 687.080,1 tỷ đồng, đạt 190% so với cùng kỳ; Hàng hoá qua cửa khẩukhoảng 4.963,6 triệu tấn, đạt 121% so với cùng kỳ; Phương tiện qua cửa khẩu khoảng 278.839 lượt, đạt 121% so với cùng kỳ. Lưu lượng người qua cửa khẩu khoảng 454.853 lượt, đạt 133% so với cùng kỳ.
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, theo ông Phan Hoài Nam- Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình, thời gian qua Sở đã tham mưu UBND tỉnh công bố danh sách các thương nhân được hoạt động Thương mại biên giới Việt Nam - Lào. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy ổn định và tăng trưởng thương mại với thị trường Trung Quốc; Chỉ đạo hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu biên giới các tỉnh phía Bắc; chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam…
Ngoài ra, phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương để tiếp nhận thông tin về tình hình thị trường, áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại… phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp để ứng phó và hạn chế rủi ro, tổn thất; Duy trì chuyên mục phổ biến về các Hiệp định thương mại trên website của Sở Công Thương Quảng Bình để phổ biến, tuyên truyển, cập nhật thông tin đến người dân và doanh nghiệp.
Thường xuyên cập nhật các thông tin, tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc, các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh để kịp thời thông tin, khuyến cáo tới các doanh nghiệp, thương nhân có hoạt động xuất khẩu. Hướng dẫn các Doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật tình hình thị trường xuất khẩu để chủ động thương thảo, ký kết hợp đồng xuất khẩu chính ngạch, nhằm hạn chế các rủi ro. Duy trì chuyên trang thông tin về Hội nhập kinh tế quốc tế (tích hợp trên Website của Sở Công Thương), nhằm giới thiệu cung cấp thông tin về WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ... để các tổ chức cá nhân tiếp cận khai thác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
"Sở cũng tích cực hướng dẫn các đơn vị, địa phương liên quan tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước; phổ biến về các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên tham gia ký kết hoặc ký kết song phương với các đối tác nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng có liên quan, phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo... để toàn thể cơ quan, đơn vị cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết và chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả."- ôgn Phan Hoài Nam chia sẻ.
Hàng hóa qua cảng Hòn La ước tính khoảng 1.461 ngàn tấn đạt 102% so với cùng kỳ (Ảnh: Ngọc Tân) |
Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình, bước qua năm 2025, Sở sẽ đẩy mạnh các nhóm giải pháp về đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
Cụ thể, triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Kế hoạch thực hiện Chiến lược xuất khẩu thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch phát triển hạ tầng thương mại biên giới tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Kế hoạch phát triển logistic của tỉnh Quảng Bình…
Ông Phan Hoài Nam- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cho hay: “Sở sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên thu hút các dự án sản xuất hàng xuất khẩu mà tỉnh có lợi thế (may xuất khẩu, chế biến gỗ, chế biến thủy hải sản ...), hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn. Duy trì mối quan hệ với các thị trường truyền thống, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường mới, thị trường có tiềm năng”.
“Hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp kịp thời tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu”- ông Nam cho biết thêm.