Tăng sức “nặng” cho quản lý cụm công nghiệp
![]() |
Phát triển tự phát
Cả nước có trên 600 CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN được ban hành theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng của các CCN này không theo quy trình chặt chẽ, hầu hết không có quyết định thành lập và hồ sơ pháp lý theo dõi.
Tại nhiều địa phương, CCN phát triển một cách tự phát, gần như các huyện đều đã có chủ trương hình thành CCN. Thực tế này khiến nhiều tỉnh, thành phố phải điều chỉnh lại quy hoạch CCN. Thanh Hóa là một ví dụ, trước thời điểm Quyết định 105 được ban hành, địa phương này đã quy hoạch tới 100 CCN, hầu hết có quy mô nhỏ lẻ. Sau 2 lần thực hiện rà soát, tỉnh phải chuyển đổi, đưa ra khỏi quy hoạch 47 cụm.
Quảng Ninh là một trong số các tỉnh sớm có quy hoạch phát triển CCN đến năm 2020, thế nhưng lần điều chỉnh, bổ sung gần đây nhất, Quảng Ninh đã phải đưa ra khỏi quy hoạch 35 CCN với tổng diện tích 1.051,66 ha; giữ nguyên 2 cụm; điều chỉnh về quy mô diện tích 5 cụm và bổ sung 6 cụm. Như vậy, theo quy hoạch mới đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh có 13 CCN, đến năm 2030 là 19 cụm.
Bắc Giang có 29 CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN được ban hành, diện tích nhỏ hơn 75ha do ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư.… Hầu hết các CCN này khó thu hút doanh nghiệp. Nhằm gỡ khó, tỉnh đã điều chỉnh, đưa ra ngoài quy hoạch phát triển 9 CCN với tổng diện tích 227 ha; điều chỉnh thu hẹp diện tích 6 CCN với tổng diện tích được điều chỉnh là 79,92 ha.
Việc phát triển “nóng” của các CCN có một phần nguyên nhân từ cơ chế, chính sách chưa đủ sức “nặng”, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không thống nhất. Đơn cử theo quy định, những CCN không có chủ đầu tư hạ tầng thì thành lập trung tâm phát triển CCN. Tuy nhiên, việc thành lập trung tâm như thế nào lại không có hướng dẫn, trong khi kinh phí của địa phương hạn chế, khó bố trí nhân lực. Tại một số CCN, ủy ban nhân dân huyện vừa làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh là không phù hợp.
Tăng sức nặng trong quản lý
Nhằm xử lý những bất cập trên, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT hướng dẫn xử lý CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN được ban hành.
Theo đó, cả nước có khoảng 400 CCN đã được ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên chuyển đổi thành khu công nghiệp. Tuy nhiên, tính đến thời hạn cuối cùng (ngày 31/12/2015) vẫn còn 20/63 địa phương chưa hoàn thành việc xử lý CCN. Để gỡ khó cho các địa phương, Bộ Công Thương đã đề xuất gia hạn xử lý các CCN, thời gian thực hiện chậm nhất đến ngày 31/12/2017.
Đặc biệt, để thêm sức nặng về pháp lý cho công tác quản lý, phát triển CCN, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ phê duyệt Nghị định về quản lý CCN với nhiều chính sách ưu đãi phát triển. Cụ thể, người làm việc tại cụm được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong vòng 15 năm, miễn 50% thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thưởng hàng năm. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm được vay tối đa 70% vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, được xem xét thuê đất không quá 70 năm và huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định cụ thể về việc quy hoạch, thành lập và mở rộng CCN. Việc quy hoạch CCN phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá các điều kiện kết nối hạ tầng bên ngoài, dự kiến tiến độ đầu tư hạ tầng và khả năng cho thuê đất để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai quy hoạch; đánh giá tác động môi trường; phân tích, xác định các giải pháp, chính sách, đặc biệt là chính sách tài chính, nguồn lực đầu tư và đề xuất phương án tổ chức thực hiện.… Cùng với đó, việc bổ sung, rút ra khỏi quy hoạch và mở rộng CCN cũng phải được thực hiện theo trình tự chặt chẽ.
Thực hiện nghị định, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành hoặc đề nghị ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển CCN. Thỏa thuận quy hoạch, bổ sung, rút khỏi quy hoạch. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về CCN. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN và hướng dẫn các địa phương thực hiện. Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các CCN huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hình thức đối tác công tư trong từng giai đoạn và quản lý dự án đầu tư theo thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy hoạch, các quy định, chính sách của Nhà nước về phát triển cụm. Đánh giá, giám sát hiệu quả của việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hoạt động của CCN.
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
