Tân Cảng Sài Gòn tận dụng thời cơ từ hội nhập
![]() |
Là doanh nghiệp (DN) hàng đầu về khai thác cảng và dịch vụ logistics, TCSG hoạt động trên 3 trụ cột chính: Khai thác cảng; dịch vụ logistics và vận tải biển nội địa. Với tầm nhìn chiến lược, ban lãnh đạo TCSG đã nhận thấy cơ hội để bứt phá khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với điểm nhấn là việc tham gia vào các FTA kiểu mới sẽ giúp thu hút một lượng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam và giúp các hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương tăng trưởng mạnh mẽ, qua đó ngành logistics đang có “bệ phóng” rất vững chắc để vươn lên.
Nhằm đón bắt trước thời cơ ấy, trong hơn 2 năm qua, TCSG đã tập trung đầu tư và phát triển hoạt động logistics về cả quy mô và chiều sâu, góp phần hoàn thiện, phát triển chuỗi kết nối hệ thống, mạng lưới toàn tổng công ty.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Năng Toàn - Giám đốc Trung tâm dịch vụ logistics (SNP Logistics) thuộc TCSG cho biết, với lợi thế của nhà khai thác cảng hàng đầu Việt Nam, chiếm 85% thị phần container xuất nhập khẩu phía Nam, gần 50% thị phần cả nước, TCSG đang triển khai các phương án kết nối hiệu quả hệ thống 16 cảng, 6 ICD và depot với gần 5.000m cầu tàu, 190ha bãi container và 550.000m2 kho hàng trên khắp các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Hơn nữa, TCSG còn trang bị phần mềm quản trị logistics chuyên dụng, hệ thống trang thiết bị xếp dỡ hiện đại và chương trình quản lý khai thác cảng tiên tiến, trong đó, dịch vụ vận tải thủy, bộ là lĩnh vực được tập trung đầu tư để hoàn thiện chuỗi cung ứng logistics.
TCSG đang cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng cao, từng bước chiếm lĩnh vững chắc thị trường vận tải Bắc - Nam, tạo chỗ đứng trên thị trường khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, TCSG đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và điều hành sản xuất để tương tác và cung cấp thông tin trực tiếp cho khách hàng. Hơn nữa, lấy con người là động lực phát triển, TCSG còn tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp bằng việc tự đào tạo và gửi đi đào tạo tại các nước có ngành dịch vụ logistics phát triển như Hà Lan, Đức... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng, chủ động tham gia thị trường logistics quốc tế.
Hội nhập không chỉ tạo ra cơ hội mà còn mang lại nhiều thách thức cho các DN logistic nói chung và TCSG nói riêng. Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, TCSG đang thực hiện chiến lược riêng với những biện pháp toàn diện để phát triển thị phần của mình. Trong đó, TCSG sẽ tiếp tục tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp cho khách hàng các giải pháp logistics trọn gói với chi phí hợp lý trên cơ sở phát huy lợi thế của hệ thống kết nối các cơ sở logistics trải dài từ Bắc đến Nam và năng lực vận tải; tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng với tiêu chí chính xác, an toàn và hiệu quả; chủ động, đồng hành, trách nhiệm trong chăm sóc và hỗ trợ khách hàng.
Với phương châm không chỉ là đối tác mà còn là bạn đồng hành sẵn sàng chia sẻ các khó khăn với khách hàng, TCSG sẽ tập trung đầu tư nâng cao năng lực, cơ sở vật chất tại các khu vực trọng điểm và tăng cường triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý để cung cấp các tiện ích cho khách hàng; chủ động liên doanh liên kết với các DN lớn để chiếm giữ thị phần.
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B
Tin khác

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
