Tái cơ cấu ngân hàng: Vấn đề ngắn hạn đã được giải quyết

(VEN) - Nhìn lại, 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thương mại, những vấn đề mang tính ngắn hạn đã được giải quyết như sắp xếp lại, đảm bảo khả năng chi trả của hệ thống, xử lý ngân hàng yếu kém.... Tuy nhiên, về lâu dài việc kiểm soát chặt nợ xấu và củng cố toàn diện ngân hàng mạnh được coi là những nhiệm vụ trọng tâm.

Cần tập trung xử lý dứt điểm và kiểm soát chặt chẽ nợ xấu không để tăng trở lại.

Đề án tái cơ cấu ngân hàng thương mại đã thực hiện được 2 năm (từ tháng 3/2012) xác định có 9 ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) yếu kém phải tái cơ cấu. Đến nay, hầu hết các phương án tái cơ cấu lại số ngân hàng yếu kém đã được phê duyệt và thực hiện. Trong đó, 3 ngân hàng là SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất đã hợp nhất thành NHTMCP Sài Gòn - SCB; Ngân hàng Phương Tây hợp nhất với Tổng công ty Tài chính dầu khí (PVFC); Ngân hàng Habubank sáp nhập vào Ngân hàng SHB; 3 ngân hàng khác đã được chấp thuận phương án tự cơ cấu lại (trong đó có 1 trường hợp đang thẩm định phương án). Các ngân hàng thực hiện tái cơ cấu đều hoạt động ổn định và tốt hơn trước.

Quá trình tái cơ cấu đã có sự sắp xếp lại về cấu trúc hệ thống cũng như số lượng. Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, 34 NHTMCP tư nhân, 5 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng nước ngoài. Các NHTM nắm giữ 95% thị phần tín dụng và quy mô tài sản của hệ thống tín dụng. Tình trạng phân bố bất hợp lý mạng lưới ngân hàng giữa thành thị và nông thôn đang dần được khắc phục.

Hai năm vừa qua, thanh khoản của các NHTM đã có sự cải thiện mạnh mẽ từ chỗ nhiều ngân hàng có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán cuối năm 2011 chuyển sang ổn định và khá dồi dào thanh khoản từ giữa năm 2012 đến nay. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cũng có xu hướng giảm, trước tái cơ cấu tỷ lệ này dao động ở mức 20%, hiện nay dao động ở mức 17%.

Khác với xu hướng tăng mạnh tài sản trong giai đoạn 2005-2011 (gấp 5 lần), trong 2 năm tái cơ cấu, quy mô tổng tài sản của toàn hệ thống chỉ tăng nhẹ từ 4.994.000 tỷ đồng năm 2011 lên 5.367.000 tỷ đồng năm 2013 và chất lượng tài sản tăng lên. Giá trị tài sản có rủi ro của hệ thống, đặc biệt là khối ngân hàng nội đã giảm mạnh kể từ 2011. Khối NHTMCP trước đây giá trị tài sản có rủi ro luôn chiếm vị trí cao nhất thì nay đã giảm gần bằng với khối NHTM nhà nước.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) toàn hệ thống đã được cải thiện từ 11,87% cuối năm 2011 tăng lên 13,76% vào quý IV/2013. Trong đó, khối NHTM nhà nước chỉ số CAR từ vị trí thấp nhất 8,49% đã tăng lên 11,31%; trong khi khối NHTMCP có sự giảm nhẹ từ 13,59% xuống còn 12,81%; khối ngân hàng liên doanh nước ngoài dẫn đầu với chỉ số CAR khoảng 30%.

Tốc độ gia tăng nợ xấu của toàn hệ thống đã chậm lại kể từ tháng 6/2012, hiện nay đứng ở mức trên 4%. Ngay từ đầu năm 2012, các NHMT đã đánh giá nghiêm túc tình hình nợ xấu của mình, minh bạch thông tin và có phương án xử lý nợ xấu thông qua chủ động tăng trích lập dự phòng và sử dụng một phần lợi nhuận trong ngắn hạn. Trong bối cảnh hoạt động còn khó khăn, lợi nhuận của toàn hệ thống giảm khoảng 60% so với giai đoạn trước, nhưng ước tính trong 2 năm 2012 và 2013, các NHTM vẫn sử dụng nguồn trích lập dự phòng và lợi nhuận để lại xử lý được khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nỗ lực tạo dựng hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, đặc biệt là đã cho đời Công ty Mua bán nợ xấu quốc gia (VAMC) được xem là một giải pháp trọng yếu xử lý dứt điểm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của nhóm chuyên gia thực hiện Báo cáo thường niên Phát triển doanh nghiệp Việt Nam, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố đầu tháng 4/2014, sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thương mại, nợ xấu toàn hệ thống tín dụng vẫn là vấn đề nan giải thách thức quá trình phát triển an toàn, lành mạnh trong dài hạn, bởi tỷ lệ và giá trị nợ xấu còn ở mức cao và có xu hướng tăng trở lại.

Bên cạnh đó, khả năng sinh lời trong hoạt động của các NHTM còn thấp. Chỉ số ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) toàn hệ thống tín dụng giai đoạn trước tái cơ cấu (2005-2010) xoay quanh mức 0,9 đến 1%; nhưng hiện chỉ số này chỉ ở mức 0,2%. Tương tự, chỉ số ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) cũng giảm từ năm 2011 đến nay và so với các nước châu Á thì chỉ số ROE của Việt Nam còn ở mức thấp (tính đến cuối tháng 9/2013, ROE của hệ thống tín dụng Việt Nam chỉ ở mức xấp xỉ 3,86%).

Các chuyên gia cho rằng, trọng tâm tái cơ cấu hệ thống các NHTM trong thời gian tới cần xử lý dứt điểm và kiểm soát chặt chẽ không để nợ xấu tăng trở lại; đồng thời, tập trung củng cố toàn diện các ngân hàng phát triển khá và mạnh./.

 

Kiểm soát chặt nợ xấu và củng cố ngân hàng mạnh, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại.

Lan Ngọc

Tin mới cập nhật

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Thị trường chứng khoán đã ghi nhận thêm 194 nghìn tài khoản giao dịch mở mới trong tháng 4, tăng mạnh so với tháng trước đó và chạm mức cao nhất 8 tháng qua.
Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc đầu tháng 5 nhờ kỳ vọng vào hệ thống KRX vận hành ổn định và tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại quốc tế.
Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Kho bạc Nhà nước đã huy động được 152.867 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ, chủ yếu qua kỳ hạn dài, với lực mua lớn từ hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào tại Việt Nam. Việc thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài cho sàn Forex là không được phép
Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh đang tạo lực đẩy cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn tăng cao.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Tháng 5, thị trường chứng khoán nhiều khả năng duy trì diễn biến tích cực. Tuy nhiên dòng tiền sẽ phân hóa theo thông tin công bố về kết quả kinh doanh quý I
Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý I/2025 sụt giảm nhưng trái phiếu phát hành công chúng lại khởi sắc nhờ nhóm ngân hàng chiếm hơn 77% thị phần.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Theo nhận định của chứng khoán VnDirect, thị trường chứng khoán tuần sau nghỉ lễ 30/4-1/5 sẽ phục hồi ngoạn mục, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Dòng tiền phải trả từ trái phiếu ước khoảng 10,7 nghìn tỷ đồng trong tháng 4, 17,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49,8 nghìn tỷ đồng trong quý II/2025.

Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Hết quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

VN-Index điều chỉnh sau nhịp tăng mạnh, thị trường tìm điểm cân bằng quanh 1.200 điểm, chờ sóng mới từ kết quả kinh doanh quý I của doanh nghiệp.
An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Xử lý nợ xấu không chỉ để bảo vệ ngân hàng, mà là đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng, quyền lợi người gửi tiền và an ninh tiền tệ quốc gia.
Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Quý I/2025, 148 nhà cung cấp nước ngoài gồm Google, Meta, Microsoft, TikTok... đã đăng ký, kê khai, nộp thuế với số tiền nộp lũy kế là 2.832 tỷ đồng.
Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 4/2025, ở kịch bản tích cực, dòng tiền mới đang âm thầm mua vào tạo lực đẩy cho nhịp hồi phục của thị trường.
Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ tiếp tục diễn ra sôi động với tỷ lệ trúng thầu cao và thanh khoản trên thị trường thứ cấp được cải thiện rõ rệt.
Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Dưới ảnh hưởng tích cực của VIC, VHM, VRE, TCH... có 1 nhóm ngành trong tháng 3/2025 có thanh khoản gia tăng mạnh khá đột biến.
Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Dù rủi ro thương mại vẫn hiện hữu, chuyên gia nhận định động lực nội tại sẽ là nền tảng bền vững cho triển vọng trung và dài hạn của thị trường chứng khoán.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam quý I/2025 đạt 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đến cuối quý I đạt 9,69 triệu đơn vị.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Phiên bản di động