Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới
Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025? Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025? Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới |
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ghi nhận quý đầu năm 2025 đầy biến động với điểm nhấn là mức dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán đạt kỷ lục mới. Theo thống kê từ báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính vào khoảng 280.000 tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD), tăng 35.000 tỷ so với cuối năm 2024 trước đó và là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Trong đó, dư nợ margin ước tính khoảng 273.000 tỷ đồng, tăng 33.000 tỷ so với cuối năm 2024 và cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Điều đáng chú ý là sự tăng trưởng này không chỉ đến từ cá nhân nhà đầu tư nhỏ lẻ mà còn có dấu hiệu cho thấy dòng tiền lớn từ các tổ chức, cổ đông lớn và lãnh đạo doanh nghiệp cũng đang sử dụng các hình thức vay vốn thông qua cầm cố cổ phiếu để tận dụng đòn bẩy tài chính.
![]() |
Tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính vào khoảng 280.000 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ |
Bức tranh dư nợ cho vay có sự phân hóa rõ nét giữa các công ty chứng khoán. Dẫn đầu về mức tăng trong quý đầu năm là VPS, với tổng dư nợ cho vay lên tới 18.300 tỷ đồng, tăng đến 5.800 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng. Nhiều công ty chứng khoán top đầu về hoạt động cho vay đều ghi nhận dư nợ tăng so với cùng kỳ và quý trước. Thậm chí, nhiều cái tên còn có dư nợ cho vay lập kỷ lục như TCBS, SSI, VPS, VPBankS, MBS, KIS VN,… vượt xa thời kỳ thị trường giao dịch bùng nổ khi VN-Index trên vùng đỉnh 1.500 hồi cuối 2021 đầu 2022.
Mức tăng dư nợ mạnh nhất sau quý đầu năm thuộc về VPS. Thời điểm cuối quý 1, dư nợ cho vay tại công ty chứng khoán này ở mức hơn 18.300 tỷ đồng, tăng 5.800 tỷ so với cuối năm 2024.
Toàn thị trường có 10 công ty chứng khoán ghi nhận dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ đồng, nhiều hơn 2 cái tên so với thời điểm cuối năm 2024. Trong đó, 2 công ty chứng khoán có dự nợ trên 1 tỷ USD là TCBS và SSI. Đáng chú ý, TCBS là công ty chứng khoán đầu tiên trong lịch sử có dư nợ cho vay vượt mức 30.000 tỷ đồng tương đương hơn 1 tỷ USD.
Đáng chú ý, dư nợ margin tăng vọt, lập kỷ lục mới ngay trước nhịp giảm sâu của thị trường đầu tháng 4. VN-Index mất hơn 220 điểm, lùi xuống đáy 15 tháng dưới mốc 1.100 điểm, vốn hóa toàn thị trường có lúc bị "thổi bay" 1,2 triệu tỷ đồng. Tình trạng bán giải chấp cổ phiếu trên diện rộng khiến hàng loạt cổ phiếu giảm sàn la liệt. Tuy nhiên, sau đó cầu bắt đáy đã nhập cuộc đưa thị trường hồi phục trở lại.
Margin tăng mạnh trong quý đầu năm góp phần thúc đẩy thanh khoản thị trường cải thiện. Giá trị khớp lệnh bình quân trên HoSE liên tục tăng lên mức trên 18.000 tỷ/phiên trong tháng 3. Xu hướng này tiếp tục được duy trì thậm chí còn bùng nổ hơn trong tháng 4 khi thị trường có nhiều biến động mạnh.
Thực tế, ngoài nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư cá nhân, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán còn đến từ hoạt động vay cổ phần của các cổ đông lớn, lãnh đạo doanh nghiệp nhằm huy động vốn khi kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc cầm cố cổ phiếu để vay vốn dễ dàng hơn nhiều so với thế chấp tài sản khác để vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu, thúc đẩy xu hướng “ngân hàng hoá" các công ty chứng khoán.
Theo nhiều chuyên gia, đà tăng dư nợ cho vay tại nhóm nhà đầu tư cá nhân hiện chỉ chiếm một phần, còn lại sẽ đến từ các tổ chức trên thị trường. Một phần dòng vốn này không hoàn toàn chảy vào thị trường mà được sử dụng cho các mục đích khác. |
Tin mới cập nhật

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo
Tin khác

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
