Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?
Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 3/2025? Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực chốt lời gia tăng Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới |
Theo báo cáo chiến lược tháng 4/2025 của Chứng khoán An Bình (ABS), trong tháng 3/2025, thị trường đã ghi nhận diễn biến tích cực trong tháng 3 khi chỉ số tăng gần 120 điểm, tiệm cận vùng 1.340 - 1.350 điểm. Tuy nhiên, đường giá đảo chiều rất nhanh trong tuần đầu tháng 4/2025.
Nhóm cổ phiếu trụ tăng giá hơn 2 năm qua của thị trường điều chỉnh nhanh và sâu, xác nhận đảo chiều trung, dài hạn, đã gây áp lực lớn lên hầu hết cổ phiếu còn lại trên thị trường. Chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam như VNALLshare - Index, VN30, VN-Index đang ở trạng thái tiêu cực của pha giảm trung hạn, có thể tác động đến trạng thái giảm dài hạn nếu như bối cảnh tiêu cực kéo dài trong năm 2025.
Nhóm phân tích ABS đánh giá và chỉ ra về mặt tổng quan, đây là giai đoạn khó khăn của thị trường đòi hỏi quản trị và phân bổ vốn chặt chẽ.
![]() |
Nhà đầu tư trung và dài hạn nên theo dõi sát tín hiệu xác nhận xu hướng của thị trường để mua tích lũy dần các cổ phiếu mục tiêu, phục vụ kế hoạch đầu tư nhiều năm tới. Ảnh minh hoạ |
Dù vậy, đây là cơ hội rất lớn khi thị trường xác nhận tạo đáy của biểu đồ lớn, mở ra cơ hội đầu tư dài hạn cho chu kỳ sắp tới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, ABS đề xuất 2 kịch bản cho thị trường tháng 4.
Ở kịch bản đầu tiên được đánh giá có xác suất xảy ra cao, VN-Index giữ vững vùng hỗ trợ 1.030-1.070 điểm sau khi lực bán giải chấp đã phần nào được hấp thụ. Nhóm phân tích dự báo dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại tích lũy một cách thầm lặng, tạo tiền đề cho nhịp hồi phục kỹ thuật hướng về vùng kháng cự 1.160-1.220 điểm.
Với kịch bản này, đây là pha quét thanh khoản rũ bỏ nhà đầu tư ngắn hạn giao dịch lướt sóng, nhưng đối với các chiến lược đầu tư dài hạn có thể mua dần cho kế hoạch 2 năm tới. Sau nhịp rơi vừa qua, thị trường có thể hồi nhanh và mạnh.
Ở kịch bản thứ hai, thị trường tiếp tục giảm điểm. Trong kịch bản này, theo ABS, diễn biến thông tin tiếp tục ở bối cảnh phức tạp, không có sự thay đổi đáng kể thị trường mất đi điểm tựa tâm lý, gây ra áp lực giảm tiếp diễn về các vùng hỗ trợ sâu hơn. Áp lực với nhà đầu tư đang giữ hàng sẽ lớn hơn nhiều khi lượng tiền và hàng không còn cân đối.
Ở chiều ngược lại, đây là cơ hội lớn quay lại thị trường đối với nhà đầu tư có sự sẵn sàng cho ít nhất một pha hồi phục biên độ lớn 200 điểm.
Về chiến lược đầu tư, ABS đánh giá thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới sẽ đối diện với nhiều vấn đề rủi ro mới trọng yếu, đi cùng với các khó khăn kinh tế vẫn đang hiện hữu mà lâu nay nền kinh tế vẫn phải đối mặt. Do đó, việc quản trị rủi ro trong các nhịp hồi phục cần được ưu tiên.
Đối với nhà đầu tư có vị thế không tốt từ cuối tháng 3 tới tháng 4, cần cơ cấu danh mục khi thị trường hồi phục.
Đối với nhà đầu tư ưa mạo hiểm, nên áp dụng chiến lược lướt sóng từng nhịp tăng trên biểu đồ 1 giờ của cổ phiếu, với phương pháp mua muộn - bán sớm. Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn, đây là cơ hội mua gom cổ phiếu quan tâm trong giai đoạn tới, khi có tín hiệu thị trường xác nhận ở khung giao dịch tương ứng.
Cổ phiếu nên quan tâm bao gồm các cổ phiếu đầu ngành đã được chiết khấu sâu, của các ngành chịu tác động tiêu cực của tin tức thuế quan của Mỹ như: hàng xuất khẩu (dệt may, thủy sản...), ngân hàng, chứng khoán..., hoặc các ngành dự kiến hưởng lợi từ, hoặc ít chịu ảnh hưởng bởi thương chiến (phân phối khí LNG, đầu tư công, thực phẩm, phân bón...). |
Tin mới cập nhật

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại
Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
