Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia
Quy hoạch nhằm xây dựng hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á; đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên đất, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới quan trắc hoạt động tương đối ổn định, lâu dài và có thể kết hợp được giữa các lĩnh vực khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, môi trường, biển và hải đảo, viễn thám, mạng lưới trạm định vị toàn cầu bằng vệ tinh và quan trắc địa động lực. Các trạm quan trắc mang tính đặc thù như quan trắc tài nguyên đất, quan trắc trượt lở đất, đá sẽ được bổ sung theo từng đề án riêng.
Quy hoạch này không bao gồm các trạm quan trắc mang tính đặc thù, phục vụ riêng theo nhu cầu của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Đến năm 2030 có 640 trạm quan trắc thủy văn
Một trong các thành phần cơ bản của mạng lưới quan trắc là mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, trong đó, mạng lưới quan trắc khí tượng bề mặt được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp hiện đại hóa 194 trạm, 14 trạm bức xạ, 29 trạm khí tượng nông nghiệp. Điều chỉnh, bổ sung các trạm, điểm còn thiếu, đưa tổng số trạm, điểm quan trắc đến năm 2030 là 454 trạm khí tượng bề mặt, 18 trạm bức xạ, 34 trạm giám sát biến đổi khí hậu, 2 trạm khí tượng toàn cầu và 79 trạm khí tượng nông nghiệp.
Mạng lưới điểm đo mưa độc lập được xây dựng trên cơ sở duy trì, đầu tư tự động hóa 755 điểm hiện có và bổ sung các điểm còn thiếu, đưa tổng số điểm quan trắc đến năm 2030 là 4.304 điểm; mạng lưới quan trắc thủy văn được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp hiện đại hóa 354 trạm hiện có và bổ sung một số trạm còn thiếu, đưa tổng số trạm quan trắc đến năm 2030 là 640 trạm.
Mạng lưới quan trắc môi trường không khí và nước đã lồng ghép tại trạm khí tượng thủy văn xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 27 trạm quan trắc môi trường không khí (1 trạm đã lồng ghép tại trạm thủy văn Hà Nội), 56 trạm quan trắc môi trường nước sông, hồ, 6 trạm quan trắc môi trường nước biển và 91 điểm đo mặn. Điều chỉnh, bổ sung một số trạm, điểm còn thiếu, đưa tổng số trạm, điểm quan trắc đến năm 2030 là 32 trạm quan trắc môi trường không khí, 88 trạm quan trắc môi trường nước sông, hồ, 17 trạm quan trắc môi trường nước biển và 163 điểm đo mặn.
Mạng lưới quan trắc môi trường
Các trạm quan trắc môi trường lồng ghép với mạng quan trắc khí tượng thủy văn và mạng quan trắc tài nguyên nước. Cụ thể, lồng ghép 32 trạm quan trắc môi trường không khí (trong đó có 10 trạm tự động) với mạng quan trắc khí tượng, 85 trạm quan trắc môi trường nước mặt với mạng quan trắc thủy văn và 17 điểm quan trắc môi trường nước biển với mạng quan trắc hải văn; lồng ghép 778 điểm quan trắc môi trường nước ngầm với mạng quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất.
Quy hoạch xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường đến năm 2030 gồm 12 trạm quan trắc môi trường quốc gia, 46 điểm quan trắc môi trường không khí tự động, 99 điểm quan trắc môi trường không khí định kỳ, 45 điểm quan trắc môi trường nước mặt tự động, 409 điểm quan trắc môi trường nước mặt định kỳ, 47 điểm quan trắc môi trường cửa sông ven biển, 54 điểm quan trắc môi trường nước biển ven bờ, 23 điểm quan trắc lắng đọng axít, 248 điểm quan trắc môi trường đất, 44 điểm quan trắc đa dạng sinh học, 10 điểm quan trắc môi trường nước hồ./.
Theo Báo điện tử Chính phủ
Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao
Tin khác

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?
Đọc nhiều

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á
