Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng
Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng
|
Tăng doanh số và sản lượng, nhưng số lượng nhà bán lại giảm
Theo Báo cáo tổng quan Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến của Metric, trong quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng hàng hóa tiêu thụ đạt 950,7 triệu sản phẩm, tăng 24% so với quý I năm ngoái. Tuy vậy, số lượng nhà bán có phát sinh đơn hàng lại ghi nhận mức giảm đáng kể, chỉ còn 472,5 nghìn shop, giảm 7,45%, tương đương hơn 38.000 shop rời khỏi cuộc chơi so với cùng kỳ (quý I/2025, số liệu chỉ thống kê trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop).
Tuy nhiên, nhóm nhà bán có doanh số cao lại ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội. Đặc biệt, số lượng shop đạt doanh số từ 50 tỷ đồng trở lên đã tăng gần gấp đôi (+95%) so với quý I/2024. Điều này phản ánh sự phân hóa rõ rệt trong thị trường: trong khi các nhà bán nhỏ lẻ rút lui dần, thì các nhà bán lớn với năng lực vận hành bài bản đang khẳng định vị thế dẫn đầu.
TikTok Shop vươn lên dẫn đầu tăng trưởng
Quý I/2025 cũng chứng kiến sự thay đổi đáng chú ý về thị phần giữa các nền tảng thương mại điện tử. TikTok Shop là điểm sáng khi ghi nhận mức tăng trưởng doanh số lên tới 113,8%, giúp nâng thị phần từ 23% lên 35%. Trong khi đó, Lazada và Tiki lần lượt mất 43,5% và 66,6% doanh số so với cùng kỳ năm trước, cho thấy áp lực cạnh tranh đang gia tăng mạnh mẽ.
![]() |
Quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024 |
Sự dịch chuyển thị phần này phần nào phản ánh xu hướng tiêu dùng mới – nơi yếu tố trải nghiệm mua sắm trực quan, giải trí kết hợp mua hàng như trên TikTok Shop đang dần chiếm ưu thế so với mô hình thương mại điện tử truyền thống.
Dữ liệu từ sàn Shopee cho thấy các kho hàng tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh tiếp tục đóng vai trò trung tâm vận hành thương mại điện tử khi chiếm tới 81% tổng doanh số từ tất cả các kho hàng nội địa. Tuy nhiên, nhiều tỉnh thành khác như Bình Dương, Đà Nẵng, Nam Định lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh số vượt trội, phản ánh xu hướng mở rộng và phân tán hoạt động logistics ra ngoài hai đầu cầu kinh tế lớn.
Từ ngày 1/4/2025, Shopee sẽ điều chỉnh chính sách phí đối với người bán không thuộc Shopee Mall. Cụ thể, phí cố định sẽ tăng từ 0,5% đến 6% tùy ngành hàng. Đồng thời, Shopee cũng ngừng cung cấp gói Freeship Xtra và thay thế bằng mã miễn phí vận chuyển áp dụng cho người mua với số lượng giới hạn.
Phân khúc sản phẩm có giá từ 100.000 – 200.000 đồng ghi nhận tăng trưởng rõ rệt, chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về doanh số lẫn sản lượng trong quý I/2025. Thị phần doanh số của nhóm này tăng từ 22,7% lên 25,9%, cho thấy người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên các sản phẩm có mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập trung bình và nhu cầu thiết yếu.
Ngược lại, nhóm sản phẩm có giá từ 1 triệu đồng trở lên lại giảm thị phần doanh số từ 19,4% xuống 17,2%. Diễn biến này cho thấy người tiêu dùng đang trở nên thận trọng hơn trong chi tiêu, nhất là với các mặt hàng không thiết yếu, và khẳng định tiềm năng của nhóm hàng phổ thông – tầm trung ở các ngành như làm đẹp, thời trang, mẹ & bé,...
Cũng trong quý I/2025, từ khóa "ốp lưng iPhone" dẫn đầu với hơn 11 triệu lượt tìm kiếm. "Baby thee" - món đồ chơi gấu bông theo trend "túi mù" từ cuối 2024 - cũng lọt top 3 với hơn 9,1 triệu lượt tìm kiếm, phản ánh rõ sức ảnh hưởng của xu hướng mạng xã hội đến hành vi mua sắm. Bên cạnh đó, xuất hiện sự tăng trưởng mạnh của các từ khóa theo mùa như "áo dài" (7,6 triệu) dịp Tết và "áo khoác" (7,8 triệu) vào mùa lạnh.
Quý II/2025, thị trường thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng
Sang quý II/2025, Metric dự báo doanh số thương mại điện tử đạt 116.600 tỷ đồng và sản lượng đạt khoảng 1,112 triệu sản phẩm với mức tăng trưởng lần lượt là 15% và 17% so với quý I/2025
Mức tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố tích cực, bao gồm hiệu ứng kích cầu từ các chương trình khuyến mãi lớn giữa năm như lễ hội sale hè và mid-year sale, cũng như xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng ổn định.
Ngoài ra, hành vi người tiêu dùng cho thấy sự chuyến dịch rõ rệt sang mua sắm các ngành hàng thiết yếu và chăm sóc sức khỏe, cùng với sự gia tăng trong chi tiêu cho sản phẩm chất lượng cao và nguồn gốc rõ ràng.
Các nền tảng thương mại điện tử tiếp tục đầu tư mạnh vào logistics, livestream bán hàng và các công cụ hỗ trợ nhà bán giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm và thúc đấy chuyển đổi đơn hàng. Tất cả những yếu tố trên góp phần củng cố niềm tin vào đà phục hồi và tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử trong quý II/2025. |
Tin khác

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
