Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao
Nhà bán hàng lao đao, người tiêu dùng lo lắng
Việc tăng phí từ cả hai 'ông lớn' thương mại điện tử này đang tạo ra áp lực lớn đối với các nhà bán hàng, đặc biệt là những hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoặc những người kinh doanh với lợi nhuận thấp, buộc họ phải cân nhắc tiếp tục kinh doanh hoặc tìm kiếm giải pháp khác.
Cụ thể, sàn thương mại điện tử Shopee điều chỉnh phí với shop thường, theo đó phí sàn tối đa, gọi là phí cố định từ 4% lên mức cao nhất 10%. Hầu hết các ngành hàng hiện chịu phí 3 - 4% sẽ thành 7 - 9%.
Trong khi đó, TikTok Shop cũng nâng phí hoa hồng đối với gian hàng thông thường từ 1 - 3% lên 1 - 4%, còn gian hàng chính hãng từ 1,5 - 5,78% lên 1,21 - 7,7%.
Chi Hồng Vân (phố Vũ Ngọc Phan, quận Đống Đa, Hà Nội) có gian hàng bán đồ thời trang trên ứng dụng, cho biết: "Các mặt hàng của tôi bán trên Shopee hiện đang chịu mức phí từ 1-4% tùy loại, nay sắp tăng lên 1,5-9,5%. Với TikTok Shop, mức tối đa phải trả là 4%. Với mức tăng này, tôi sẽ phải điều chỉnh giá bán sản phẩm để bù chi phí nên tôi cũng lo lắng sẽ ảnh hưởng tới sức mua của khách hàng. Nếu chi phí tiếp tục tăng mà không có chính sách hay hỗ trợ hợp lý với người bán, tôi sẽ phải chuyển hướng kinh doanh khác cho phù hợp”.
![]() |
Việc tăng phí từ cả hai 'ông lớn' thương mại điện tử này đang tạo ra áp lực lớn đối với các nhà bán hàng. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Việc tăng phí sàn thương mại điện tử không chỉ gây khó khăn cho nhà bán hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Giá cả hàng hóa tăng cao sẽ khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Xu hướng tất yếu hay gánh nặng cho nhà bán hàng?
Việc các sàn thương mại điện tử đồng loạt tăng phí gây ra nhiều tranh luận trong cộng đồng kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, việc tăng phí là điều tất yếu trong sự vận hành của các nền tảng thương mại điện tử.
Nguyên tắc của bất kỳ dịch vụ nào trên thị trường đều phải có chi phí, và mức phí này khó có thể cố định theo thời gian mà phải điều chỉnh theo tình hình thị trường. Điều này cho thấy việc tăng phí là một phần trong chiến lược kinh doanh của các sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Việc tăng phí sàn thương mại điện tử có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực như giá hàng hóa tăng cao, người mua tốn kém hơn và nhu cầu mua sắm giảm sút. Tuy nhiên, nếu phí tăng đi kèm với dịch vụ tốt hơn, trải nghiệm mua sắm thuận lợi hơn, thì những ảnh hưởng tiêu cực này có thể không đáng kể.
Ngược lại, việc tăng phí có thể mang lại những lợi ích nhất định cho các sàn thương mại điện tử. Nguồn thu từ phí có thể được đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường các chương trình khuyến mãi và hỗ trợ nhà bán hàng. Điều này sẽ góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh trực tuyến chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
![]() |
Việc tăng phí sàn thương mại điện tử không chỉ gây khó khăn cho nhà bán hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Ảnh: Nguyễn Vân |
Cùng chung nỗi lo, chị Hà Anh (phố Lạc Long Quân - quận Tây Hồ - Hà Nội) chia sẻ rằng nhiều khách hàng đã tranh thủ mua sắm trước ngày 1/4 để hưởng giá ưu đãi, điều này có thể dẫn đến tình trạng sức mua giảm mạnh trong tháng sau. "Chưa hết, sàn thương mại Shopee còn cắt giảm một số gói hỗ trợ miễn phí và áp dụng phí cố định cho vận chuyển trả hàng. Điều này càng làm tăng thêm chi phí, trong khi nhiều khách hàng đã quen với chính sách hỗ trợ vận chuyển miễn phí trước đây", chị Hà Anh nói.
Tóm lại, việc tăng phí phải đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan. Các sàn thương mại điện tử cần tính toán kỹ lưỡng mức phí áp dụng hợp lý để giảm bớt gánh nạng chi phí. Đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp để duy trì hệ sinh thái thương mại điện tử ổn định và công bằng cho cả người bán lẫn người mua.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, các sàn thương mại điện tử cần: Thông báo rõ ràng và chi tiết về các loại phí, mức phí và thời gian áp dụng. Đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm mua sắm, tăng cường các chương trình khuyến mãi và hỗ trợ nhà bán hàng. Đưa ra các gói hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và marketing cho các nhà bán hàng, đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Lắng nghe ý kiến của người bán và người mua, tổ chức các buổi đối thoại, khảo sát để thu thập ý kiến phản hồi và điều chỉnh chính sách phù hợp. |
Tin mới cập nhật

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?
Tin khác

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi 'Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử' năm 2024

Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
