Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng
Cơ hội thúc đẩy doanh thu cho thương hiệu qua nền tảng TikTok Tổng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2024 sẽ đạt gần 30 tỷ USD Thị trường thương mại điện tử: Còn nhiều thách thức |
Doanh thu tăng nhưng số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng giảm
Theo Báo cáo toàn cảnh Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 và Dự báo 2025 do Metric vừa công bố, năm 2024, tổng doanh số của 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam hiện nay gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 318.900 tỷ đồng. Con số này tăng trưởng 37,36% so với năm 2023. Tổng sản lượng tiêu thụ trên 5 sàn đạt 3,421 triệu sản phẩm, tăng 50,76%.
Shopee duy trì sự ổn định và vị thế dẫn đầu khi chiếm 64% doanh số toàn thị trường. TikTok Shop tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã giành được vị trí thứ hai với 29% thị phần (tăng 11 điểm % so với mức 18% của năm ngoái).
Trong khi đó Lazada đang dần mất khả năng cạnh tranh khi thị phần mất đi bằng thị phần sàn TikTok Shop tăng thêm.
Điều này cho thấy TikTok Shop đang ngày càng củng cố vị thế của mình, mở rộng ảnh hưởng trên thị trường sàn thương mại điện tử.
![]() |
Tổng doanh số của 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam hiện nay gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 318.900 tỷ đồng. Ảnh minh họa |
TikTok Shop đã tăng trưởng 121% doanh số trong năm 2024, cho thấy tiềm năng lớn trong việc thu hút người mua qua nội dung giải trí và xu hướng mua sắm trực tiếp. Shopee duy trì ổn định với mức tăng trưởng doanh số 34%. Trong khi đó, Lazada, Tiki và Sendo đối mặt với khó khăn khi ghi nhận mức tăng trưởng âm từ -50% đến -54%, chịu áp lực lớn từ sự cạnh tranh và thay đổi hành vi người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia từ Metric, sự vươn lên của TikTok Shop không chỉ củng cố vị thế mà còn định hình lại cục diện thị trường thương mại điện tử.
Bên cạnh sự biến động về thị phần của các sàn thương mại điện tử phổ biến, báo cáo chỉ ra một số xu hướng và thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.
Đầu tiên, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn thương hiệu uy tín và cửa hàng có độ tin cậy cao. Điều này thể hiện ở việc các Shop Mall (gian hàng chính hãng) trên Shopee và TikTok Shop đã ghi nhận tăng trưởng doanh số ấn tượng, lần lượt ở mức 69,79% và 181,31%.
Tuy nhiên, số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20% xuống 650.000 gian hàng, phản ánh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mức suy giảm này tương đương với khoảng 165.000 gian hàng đã "biến mất" năm qua, tương đương gần 3.200 gian hàng đóng cửa mỗi tuần.
Metric cho biết nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ hoặc hoạt động không hiệu quả đã phải rời bỏ thị trường, nhường chỗ cho những thương hiệu có chiến lược kinh doanh rõ ràng, danh mục sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng vận hành linh hoạt hơn.
Dữ liệu cũng cho thấy mức tăng trưởng doanh số đáng kể vào nửa cuối năm 2024 chủ yếu nhờ hàng loạt sự kiện mua sắm lớn như mùa tựu trường, ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Giáng sinh, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Những dịp này tạo ra nhu cầu mua sắm cao, mở ra cơ hội cho nhà bán tận dụng các chương trình khuyến mãi, đa dạng hóa danh mục sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng và đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị.
Sự gia tăng đáng kể của hàng nhập khẩu
Thương mại điện tử năm 2024 cũng chứng kiến sự trỗi dậy của hàng nhập khẩu. Hơn 324,1 triệu sản phẩm nước ngoài đã được đưa vào Việt Nam, tạo ra 14,2 nghìn tỷ đồng doanh số, mức tăng trưởng lần lượt 37,9% và 42,9% so với cùng kỳ.
Metric cho rằng người tiêu dùng Việt Nam không còn quá e ngại khi đặt mua sản phẩm từ nước ngoài. Sự thay đổi này xuất phát từ một số yếu tố chính như hệ thống logistics được cải thiện giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro thất lạc hoặc giao hàng chậm.
Các chuyên gia Metric nhận định sự thay đổi này xuất phát từ một số yếu tố chính như hệ thống logistics được cải thiện giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro thất lạc hoặc giao hàng chậm. Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử cũng cung cấp chính sách đổi trả, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, giúp giảm rủi ro khi mua hàng từ nước ngoài. Ngoài ra, giá cả cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế cũng là yếu tố quan trọng, khi nhiều sản phẩm nhập khẩu có giá tốt hơn nhờ vào chi phí sản xuất thấp.
Đây là tín hiệu quan trọng cho các doanh nghiệp nội địa, đòi hỏi họ phải tối ưu sản phẩm và chiến lược giá để có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.
Nhận định thị trường năm 2025, Metric dự báo doanh số sẽ đạt 387,5 nghìn tỷ và sản lượng đạt 4,2 triệu sản phẩm, tăng trưởng lần lượt là 21,5% và 23% so với năm 2024. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến và các chiến lược khuyến mãi, cùng với các dịp lễ Tết.
Nền tảng phân tích dữ liệu này đánh giá thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến cùng với các chiến lược khuyến mãi và các dịp lễ Tết.
Năm 2024, hơn 324,1 triệu sản phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam tạo ra hơn 14.200 tỷ đồng doanh thu trên sàn Shopee, tăng trưởng lần lượt 37,9% và 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, sự hiện diện của 31.500 nhà bán nước ngoài đang tạo áp lực cạnh tranh trực tiếp với các shop nội địa trên thị trường sàn bán lẻ trực tuyến. |
Tin mới cập nhật

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử
Tin khác

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi 'Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử' năm 2024

Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Đại biểu Quốc hội: Phải cấp phép cho thuốc bán online, đừng nên 'không quản được thì cấm'
Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Nhận định chứng khoán 19/3: Hạn chế mua mới
