Nhiều người ngộ độc sau khi ăn nấm mọc từ xác ấu trùng ve sầu
An Giang: Gần 90 người bị ngộ độc do ăn chè đậu trắng Tỉnh Quảng Ninh: Cứu sống bệnh nhân ngộ độc do ăn so biển |
Theo báo cáo nhanh của bệnh viện, trưa cùng ngày, đơn vị tiếp nhận 2 chùm bệnh, gồm 6 bệnh nhân có các dấu hiệu ngộ độc nấm. Trong đó, có 1 bệnh nhi 11 tuổi.
Vào khoảng 12 giờ ngày 2/6, chùm ca bệnh thứ nhất, gồm 3 bệnh nhân trú tại thôn 2 và 4B ăn nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu mọc lên quanh rẫy tại thôn 13. Chùm ca bệnh thứ 2 gồm 3 bệnh nhân trú tại thôn 14; vào khoảng 16 giờ ngày 2/6, các bệnh nhân này ăn nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu mọc lên quanh nhà (không rõ số lượng).
Sau khi ăn xong, các bệnh nhân đều xuất hiện tình trạng nôn ói, đau bụng, đi cầu lỏng nên nhập bệnh viện huyện Ea Súp rồi sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Khi nhập viện, có 3 bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ, rung giật cơ, rung giật nhãn cầu, tay chân yếu không cử động được. Các bệnh nhân còn lại có các biểu hiện nhẹ hơn, tiếp xúc tỉnh, nói chuyện được nhưng yếu tay chân.
Hiện tất cả các bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc; riêng bệnh nhi 11 tuổi được chuyển vào khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thiên Phúc, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, các bệnh nhân này khi gặp nấm mọc từ xác ấu trùng ve sầu đều nhầm lẫn là thức ăn bổ dưỡng "đông trùng hạ thảo" dẫn đến tình trạng ngộ độc.
Chính vì vậy, để phòng, chống ngộ độc từ nấm và đặc biệt là nấm mọc từ ấu trùng ve sầu, bác sĩ khuyến cáo, tại tỉnh Đắk Lắk hiện đang bước vào đầu mùa mưa các loại nấm trên địa bàn sinh sôi nhiều. Nhiều người dân sống ở khu vực nông thôn hoặc những vùng gần rừng núi thường có thói quen hái nấm mọc trong tự nhiên về ăn. Người dân phải hết sức tỉnh táo trước các thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, công dụng. Không nên nhầm lẫn nấm mọc từ ấu trùng ve sầu là thức ăn bổ dưỡng đông trùng hạ thảo. Muốn sử dụng đông trùng hạ thảo, cần phải mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?
