Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không?
Sầu riêng vào mùa, lưu ý gì khi ăn? Hoa đu đủ đực tươi hay khô có công dụng tốt hơn? Những thói quen nào gây hại cho dạ dày? |
Những ai mắc bệnh tiểu đường cần phải chú trọng về chế độ dinh dưỡng sao cho cơ thể được cung cấp đủ chất mà không bị tăng lượng đường trong máu. Được biết có nhiều loại trái cây rất tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường. Vậy với sầu riêng thì sao? Người bị tiểu đường có ăn được sầu riêng không?
Dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe của sầu riêng
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100 gram sầu riêng (tương đương với 3 múi sầu riêng bao gồm cả phần thịt và hạt) như sau: Năng lượng: 147 - 165 kcal, chất đạm: 1,47 - 2,50 g, chất béo: 2,80 - 5,33 g, chất béo bão hòa: 0,85 - 1,10 g, chất xơ: 3,10 - 3,20 g, carbohydrate: 27,09 - 31,10 g, natri: 3 - 8 mg.
![]() |
Người bị tiểu đường được ăn sầu riêng nhưng cần ăn với lượng vừa phải và điều độ. |
Vậy với hàm lượng dinh dưỡng nêu trên, người tiểu đường có ăn sầu riêng được không? Thực tế, sầu riêng mang lại một số lợi ích sau đối với sức khỏe của người bình thường nói chung và người bị tiểu đường nói riêng.
Giảm cholesterol xấu: Sầu riêng chứa nhiều chất béo tốt, đó chính là chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Kiểm soát và ổn định huyết áp: Sầu riêng chứa nhiều kali. Trong cơ thể, kali đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cân bằng và kiểm soát, điều chỉnh làm ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe cũng như phòng ngừa các vấn đề về tim mạch.
Cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ: Sầu riêng chứa chất tryptophan, khi vào cơ thể và được tiêu hóa, tryptophan chuyển hóa thành serotonin là chất có khả năng tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng. Bên cạnh đó, melatonin cũng được hình thành bởi tryptophan, hormon có tác dụng kiểm soát giấc ngủ và cải thiện chứng khó ngủ.
Hỗ trợ hệ miễn dịch: Sầu riêng còn cung cấp các chất chống oxy hóa và vitamin, hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân là virus, vi khuẩn xâm nhập.
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong sầu riêng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sầu riêng còn cung cấp vitamin B1 và B3 giúp cơ thể thèm ăn và đồng thời hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Bị tiểu đường có nên ăn sầu riêng và nên ăn với lượng như thế nào?
Mặc dù sầu riêng mang lại nhiều lợi ích đáng kể đối với sức khỏe, tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường được ăn sầu riêng nhưng cần ăn với lượng vừa phải và điều độ vì:
Cung cấp nhiều năng lượng: Sầu riêng là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng mặc dù loại quả này chứa nhiều chất béo lành mạnh và không chứa cholesterol. Một quả sầu riêng nhỏ nặng khoảng 600 gam cung cấp khoảng 885 calo, chiếm khoảng 44% trong 2000 calo khuyến nghị hàng ngày đối với một người trưởng thành.
Nằm trong nhóm thực phẩm có lượng đường cao: Hai loại đường chính có trong sầu riêng là đường glucose và fructose. Nếu bị tiểu đường, việc tiêu thụ quá nhiều sầu riêng trong một lần ăn có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Thực phẩm có tính nóng: Theo y học cổ truyền, sầu riêng được coi là một loại thực phẩm có tính nóng. Vì vậy, ăn sầu riêng quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nóng với những biểu hiện như táo bón, nhiệt miệng, đau họng, ...
Một số lưu ý khi sử dụng hoa quả của người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, bên cạnh thuốc tiểu đường, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp duy trì lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, mỡ máu hoặc cao huyết áp. Bổ sung thêm hoa quả tươi trong bữa ăn hằng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những loại quả người bệnh tiểu đường có thể ăn cũng như cần nên tránh.
Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn hoa quả trong bữa ăn hằng ngày của người bị tiểu đường. Hạn chế tuyệt đối những loại quả có chỉ số GI của thực phẩm cao (70 - 100) để tránh tình trạng đường huyết tăng đột biến. Một số loại quả có chỉ số GI cao gồm: Dưa hấu, xoài chín, chuối chín kỹ,... Nên ăn những loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như dâu tây, việt quất, mâm xôi, cam, bưởi... Thời điểm tốt nhất để ăn hoa quả là giữa 2 bữa chính. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 - 6 bữa để tránh đường huyết mất ổn định, tăng quá mức hoặc hạ quá mức. Với những người bệnh đang điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể ăn thêm một bữa phụ trước khi đi ngủ. Không nên chỉ ăn một loại quả duy nhất. Người bệnh có thể lựa chọn đa dạng các loại trái cây để cơ thể có đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Hơn nữa, việc thay đổi thường xuyên các loại hoa quả sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân tiểu đường. Kiểm soát khẩu phần trái cây sử dụng mỗi ngày. Người bệnh không nên ăn quá nhiều để tránh vượt quá lượng carbohydrate cho phép. |
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
