Luật Cạnh tranh: Còn nhiều khiếm khuyết

(VEN) - Sau hơn 10 năm ra đời, Luật Cạnh tranh chưa thực sự phát huy được hiệu quả trong quá trình thực thi, nếu không muốn nói là hình ảnh của cơ quan cạnh tranh còn mờ nhạt. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sáng 10/5.  

Vi phạm nhiều nhưng chưa xử lý triệt để

Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành năm 2005, đến nay, Cục QLCT đã tổ chức điều tra 8 vụ việc hạn chế cạnh tranh, trong đó, chuyển 5 hồ sơ vụ việc sang Hội đồng Cạnh tranh để xử lý theo quy định của pháp luật. Các cơ quan cạnh tranh đã ra quyết định xử lý, thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh gần 5,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, tất cả những con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với thực tế hoạt động trong môi trường kinh doanh hiện nay khi có quá nhiều vi phạm về Luật Cạnh tranh đã và đang diễn ra.

Theo phân tích của Bộ Công Thương, mặc dù trên thị trường đã xuất hiện nhiều hành vi phản cạnh tranh, nhưng pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý điều chỉnh các loại hành vi thực hiện ở ngoài lãnh thổ. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với những hành vi cạnh tranh diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động hạn chế cạnh tranh tới môi trường kinh doanh của Việt Nam là cần thiết nhằm bảo vệ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.

Không chỉ vậy, mô hình cơ quan thực thi cũng được Bộ Công Thương đánh giá là chưa phù hợp (hiện Việt Nam có 2 cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh bao gồm Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh). Từ đó dẫn đến thực trạng là công tác phát hiện, điều tra, xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu. “Do đó, Luật Cạnh tranh chưa làm được sứ mệnh là bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ động lực của nền kinh tế, không bảo vệ được bất cứ doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp nào”, ông Vũ Văn Thành, Phòng Điều tra pháp luật cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh nhận định.

Để giải quyết vấn đề mô hình chưa phù hợp, Bộ Công Thương có đề xuất, tái cơ cấu cơ quan cạnh tranh hiện nay gồm Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh vào thành một cơ quan duy nhất là Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia - cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập để thực thi Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Tuy nhiên, bà Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh lại không đồng tình với đề xuất cơ quan duy nhất này sẽ trực thuộc Chính phủ. Bà Loan cho biết, ngay từ những ngày đầu hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh (từ năm 2004-2005), cục đã đề xuất việc sáp nhập 2 cơ quan trên thành 1 đơn vị . Thực tế các nước trên thế giới cũng làm như vậy, chỉ còn vài nước giữ lại 2 cơ quan cạnh tranh. Song phương án thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ là không thực tế, không khả thi.

“Do cần đảm bảo tính độc lập, đảm bảo hoạt động, cơ quan cạnh tranh nên không thuộc bộ ngành mà phải trực thuộc Chính phủ mới có vị thế. Tôi cho rằng lý do này hoàn toàn không đúng về mặt tư duy. Bởi lẽ, vị trí cơ quan cạnh tranh bảo đảm tính độc lập cho cơ quan cạnh tranh là tối cần thiết, nhưng không có nghĩa vị trí cơ quan đó ở đâu là bảo đảm cho cơ quan cạnh tranh có tính độc lập. Một cơ quan cạnh tranh dù ở đâu nhưng tinh thần không chủ động, không bảo vệ tính cạnh tranh thì không ai đảm bảo được cơ quan ấy hoạt động độc lập”, bà Loan phân tích.

Theo bà Loan, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đại đa số cơ quan cạnh tranh nằm trong bộ là hoàn toàn phù hợp và ở Việt Nam, cơ quan cạnh tranh nằm trong Bộ Công Thương là hoàn toàn phù hợp về mặt cơ cấu tổ chức, thị trường, hoạt động.

Hơn thập kỷ vẫn mơ hồ về hành vi cạnh tranh

Theo đại diện VCCI, có rất nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh nhưng lại không được xử lý, mà cuối cùng lại được điều chỉnh bằng các quy định hành chính khác.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Ban Pháp chế VCCI cho rằng, "ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp nghĩ về cạnh tranh như một cái gì đó xa vời, không hình dung ra được, cũng như không hiểu Luật Cạnh tranh sẽ được áp dụng như thế nào".

Bà Hồng cũng đưa ra những ví dụ thực tế, khi giá xăng dầu thế giới vài năm trước giảm nhưng giá cước vận tải lại không giảm đã bộc lộ hiện tượng méo mó về cạnh tranh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Cụ thể, theo thống kê của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, từ tháng 7/2014 đến tháng 1/2015, xăng dầu có 14 đợt điều chỉnh, tổng mức giảm 39% nhưng giá cước vận tải chỉ giảm từ 3-10%.

Trong khi đó, theo tính toán, giá xăng dầu chiếm từ 35-40% chi phí vận tải. Như vậy, nếu giá xăng giảm 10% thì giá cước vận tải sẽ phải giảm 3,5-4%. Tuy nhiên, từ 4/7/2015 đến 4/9/2015, giá xăng dầu tiếp tục giảm 16-17%, tương ứng với đó lẽ ra giá vận tải phải giảm 4-8%, nhưng thực tế giá cước taxi vẫn giữ nguyên. Tại thời điểm đó, báo chí hầu như chỉ nói về việc thanh kiểm tra giá của hãng taxi chứ không ai nghĩ đến vấn đề “neo giá”, “làm giá” giữa các doanh nghiệp vận tải.

Tương tự, bà Hồng lấy ví dụ về giá sữa, năm 2015 xuất hiện thông tin từ nhiều bài báo nói tại sao giá sữa trong nước không giảm trong khi giá sữa thế giới đã giảm mạnh. Tháng 8/2015, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương cho biết giá sữa thế giới đã giảm 30-35%, trong khi 80% nguyên liệu sữa bột ở Việt Nam là nhập khẩu. “Tại sao ở đây không được xem xét về Luật Cạnh tranh là liệu có sự thỏa thuận ngầm giữa các doanh nghiệp sữa hay không? Cuối cùng lại sử dụng biện pháp hành chính là bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi” - bà Hồng đặt câu hỏi.

luat canh tranh con nhieu khiem khuyet

Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, có 2 nguyên nhân khiến Luật Cạnh tranh vẫn chưa đi vào cuộc sống, đó là: Luật còn nhiều bất cập, hạn chế; yếu kém, thiếu sót của bộ máy thực thi, hạn chế về cơ chế, cách hành xử, cách thực thi Luật Cạnh tranh.

Nhiều kỳ vọng vào Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

Nhằm khắc phục những bất cập của Luật Cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tiến hành sửa đổi và đang lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp trong cả nước trước khi trình Quốc hội xem xét.

Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ thể chế hóa, hiện thực hóa và cụ thể hóa một cách nhanh chóng, kịp thời chủ trương xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác, văn minh, cạnh tranh vì mục đích phát triển đất nước và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh mà Nhà nước đề ra.

Trong đó có một số nội dung sửa đổi, bổ sung so với Luật Cạnh tranh 2004, đó là: Dự thảo điều chỉnh cách tiếp cận trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền theo hướng phù hợp với thực tiễn cạnh tranh trên thị trường và thông lệ quốc tế, nâng cao.

So với Luật Cạnh tranh 2004, dự thảo đã thay đổi cách thức tiếp cận kiểm soát tập trung kinh tế theo hướng trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng cường sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan cạnh tranh và mở rộng các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế.

Để đảm bảo không tạo lỗ hổng pháp lý điều chỉnh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sau khi Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được ban hành, dự thảo vẫn quy định điều chỉnh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, dự thảo đã loại bỏ các hành vi đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác, đồng thời cập nhật, bổ sung thêm các hành vi mới phát sinh trong giai đoạn hiện nay. Trình tự, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh cũng được quy định theo hướng đơn giản, nhanh gọn hơn.

Dự thảo tiếp cận theo hướng nâng cao tính độc lập và địa vị, thẩm quyền của cơ quan cạnh tranh để đảm bảo khả năng thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Vũ Vũ

Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

4 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2025 đạt 6.903 USD/tấn, tăng mạnh 62,7% so với cùng kỳ, kéo kim ngạch toàn ngành tăng hơn 44% dù sản lượng giảm.
Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Nửa đầu tháng 4/2025, giá xuất khẩu cao su tăng gần 31%, đạt 1.931 USD/tấn, dù sản lượng và kim ngạch đều giảm so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Quý I/2025, xuất khẩu bưởi đạt hơn 17,5 triệu USD, tăng 60,6%, trở thành 1 trong 10 loại trái cây có kim ngạch cao nhất của Việt Nam.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 22 thị trường trên thế giới, trong đó Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 3/2025 và quý I/2025 tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực.
Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su xuất khẩu quý I/2025 tăng mạnh nhất kể từ 2017, mở ra kỳ vọng phục hồi cho ngành, song thị trường vẫn chờ tín hiệu từ phía nhu cầu tiêu thụ.
Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Tháng 3/2025, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 22,93% về lượng và chiếm 27,73% tổng trị giá, đạt 4,09 triệu USD.

Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 24,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Quý I/2025, lượng điều xuất khẩu giảm 19% nhưng nhờ giá tăng gần 28%, ngành điều Việt Nam vẫn duy trì kim ngạch và kỳ vọng cán mốc 4,5 tỷ USD năm nay.
Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Trong quý I, xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực thể hiện qua con số tích cực về đơn hàng và giá trị đem lại.
Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý I/2025, xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch lại tăng vọt nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 65% – mức cao nhất từ trước đến nay.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn.
Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Tháng 3/2025, Việt Nam xuất khẩu 266.682 tấn phân bón, đạt gần 91 triệu USD, tăng mạnh cả lượng và kim ngạch nhưng giá bình quân giảm gần 14%.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền về những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ rừng sẽ góp phần mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ.
Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long đạt kim ngạch 93,8 triệu USD, vượt sầu riêng để trở thành mặt hàng xuất khẩu rau quả dẫn đầu trong hai tháng đầu năm với tỷ trọng gần 13,7%.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Phiên bản di động