Long An gắn kết các cơ sở công nghiệp nông thôn
Long An là một trong những tỉnh có hoạt động KC phát triển mạnh so với các địa phương trong khu vực. Phần lớn các kế hoạch và đề án KC triển khai đạt kết quả tốt; các hoạt động hỗ trợ các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất; bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống… bước đầu tạo niềm tin và sự gắn kết giữa các cơ sở CNNT với chính sách KC.
![]() |
Dây chuyền sơ chế chanh được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia |
Nhận thấy hiệu quả của việc đầu tư dây chuyền sơ chế và phân loại chanh của Hợp tác xã (HTX) Bến Lức (xã Lương Hòa, huyện Bến Lức), Trung tâm KC và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Long An đã xây dựng Đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí KC quốc gia năm 2020. Theo đó, HTX đầu tư dây chuyền sơ chế và phân loại chanh có tổng kinh phí trên 603 triệu đồng, nguồn kinh phí KC hỗ trợ 300 triệu đồng, phần còn lại là vốn đối ứng. Máy có công suất 40 tấn/ngày với nhiều công đoạn nhưng là một dây chuyền sản xuất liên kết như rửa, lau bóng, làm khô và sau cùng là phân loại theo kích cỡ.
Theo ông Trần Duy Thuận - Giám đốc HTX Bến Lức, sau khi có máy móc hiện đại, tốc độ sơ chế và phân loại chanh nhanh, tỷ lệ phân loại lỗi thấp, cho năng suất cao hơn 2-3 lần. HTX đã mạnh dạn liên kết với nhiều doanh nghiệp để tiêu thụ chanh. Nhờ đó, chanh được tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu đi Singapore, Trung Đông, châu Âu,... ổn định hơn.
Trước đó, đầu tháng 6/2020, tỉnh đã phê duyệt danh mục đề án KC đợt 1 cho 8 đề án với kinh phí khoảng 2,3 tỷ đồng, hỗ trợ từ nguồn kinh phí KC địa phương trên 1,27 tỷ đồng, phần vốn đối ứng từ đơn vị thụ hưởng 1,045 tỷ đồng. Trong đó, có 4 đề án với nguồn kinh phí khoảng 394 triệu đồng cho tuyên truyền về hoạt động KC; xét tặng danh hiệu nghệ nhân, tôn vinh thợ lành nghề trong ngành thủ công mỹ nghệ; tạo điều kiện học tập cho các cơ sở CNNT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại… Trong các đề án còn lại, nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa với kinh phí khoảng 876 triệu đồng cho các đề án về ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước đá an toàn, vệ sinh thực phẩm; ứng dụng máy đánh dây tạo phục vụ ngành sản xuất dây sợi; ứng dụng máy khắc tự động trong sản xuất - gia công đồ mỹ nghệ.
Tháng 7 vừa qua, tỉnh Long An tiếp tục phê duyệt đề án KC hỗ trợ từ nguồn kinh phí KC địa phương 205 triệu đồng đợt 2 năm 2020 cho 3 đề án; tập trung hỗ trợ các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh tham gia hội chợ triển lãm hàng CNNT tiêu biểu tại tỉnh Tây Ninh, tạo cơ hội để cán bộ học tập kinh nghiệm về hoạt động KC và xúc tiến thương mại.
Thời gian tới, Sở Công Thương Long An sẽ tập trung thực hiện các đề án hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hoạt động hội chợ triển lãm, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tạo hình ảnh sản phẩm trên thị trường, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và tiến đến xuất khẩu.
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
