Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Dồn lực hoàn thành kế hoạch khuyến công
Tiến độ triển khai chậm
Theo báo cáo từ Cục Công Thương địa phương (CTĐP), 6 tháng đầu năm 2020, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên mới thực hiện đạt 28,58% kế hoạch kinh phí khuyến công với 19,9 tỷ đồng. Trong đó các nội dung khuyến công cũng đạt tiến độ triển khai khá thấp. Cụ thể, nội dung đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề mới được các địa phương phối hợp với cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) thông báo, chiêu sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đào tạo trong các tháng cuối năm. Nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật dù được ưu tiên triển khai nhưng toàn vùng cũng mới thực hiện được 9,821 tỷ đồng, đạt 27,14%.
![]() |
Hội nghị Khuyến công các tỉnh, miền Trung- Tây Nguyên lần thứ XI năm 2020 tại Quảng Bình |
Các nội dung khác như phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu; tư vấn, trợ giúp cơ sở CNNT… mức thực hiện cũng chỉ ở mức dưới 30% kế hoạch…
Theo đánh giá từ Cục CTĐP, tình trạng kinh phí khuyến công bị chậm thực hiện do nhiều nguyên nhân. Trong đó, dịch Covid-19 khiến hoạt động cũng như dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh của các cơ sở CNNT bị ảnh hưởng, chậm triển khai kéo theo kế hoạch hỗ trợ của khuyến công cũng bị ảnh hưởng.
Công tác khảo sát xây dựng kế hoạch, thẩm định cấp cơ sở và chất lượng đề án của một số địa phương còn hạn chế, mang tính thủ tục, do vậy trong quá trình triển khai phải điểu chỉnh hoặc tạm ngừng thực hiện. Một số địa phương chưa theo sát tình hình sản xuất của các cơ sở CNNT, tổ chức thực hiện và tạm ứng, thanh toán kinh phí chưa bắt kịp tiến độ, yêu cầu. Ngoài ra, hầu hết các địa phương đều trong tình trạng thiếu nhân lực, cơ sở vật chất hạn chế cũng ảnh hưởng tới công tác thực hiện các nội dung, đề án.
Rốt ráo thực hiện các hoạt động
Với kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, hoàn thành kế hoạch khuyến công cả năm là nhiệm vụ không dễ với các địa phương trong khu vực, nhất là khi dịch bệnh vẫn đang ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp, ngành hàng.
Tuy vậy, tại Hội nghị Khuyến công các tỉnh, miền Trung- Tây Nguyên lần thứ XI năm 2020 diễn ra tại Quảng Bình mới đây, các tỉnh, thành phố trong khu vực vẫn đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 100% các đề án khuyến công đã được giao; xây dựng, đăng ký các đề án, nhiệm vụ khuyến công quốc gia năm 2021 đúng thời hạn; hoàn thành các chỉ tiêu về số dự án và doanh thu tư vấn và phát triển công nghiệp…
Để hoàn thành mục tiêu trên, đại diện các tỉnh, thành phố trong trong khu vực cũng thống nhất thực hiện một số giải pháp. Theo đó, về kinh phí, các địa phương tạm ứng kinh phí hợp đồng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công quốc gia; lồng ghép với các dự án, chương trình mục tiêu khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển CNNT.
Về triển khai các nội dung hoạt động khuyến công: Tiếp tục tập trung hỗ trợ nội dung xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, nhằm giúp các cơ sở CNNT tạo ra những sản phẩm tiêu biểu, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Nâng cao năng lực tư vấn phát triển CNNT của các tổ chức dịch vụ công, tạo nguồn thu và hỗ trợ thực hiện các hoạt động khuyến công ngày càng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các địa phương đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, cung cấp kịp thời thông tin về cơ chế, chính sách đối với hoạt động khuyến công và phát triển công nghiệp, thương mại. Tăng thời lượng các chương trình truyền thông về khuyến công trên sóng truyền hình và phát thanh để thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, cơ sở CNNT…
Gợi ý thêm giải pháp cho các tỉnh, thành phố trong khu vực, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng yêu cầu các địa phương: Tiếp tục nâng cao năng lực, xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến công theo hướng chuyên nghiệp. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công quốc gia năm 2020; xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2021 bảo đảm chất lượng; bám sát diễn biến tình hình của cơ sở CNNT, đặc biệt là các đối tượng tại vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh gặp vướng mắc trong triển khai tiến độ đề án, kịp thời báo cáo về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết.
Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2020 được duyệt của 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung- Tây Nguyên là 69,41 tỷ đồng. Một số địa phương bố trí nguồn ngân sách cao cho hoạt động khuyến công là: Lâm Đồng 10,589 tỷ đồng; Quảng Nam 6,94 tỷ đồng; Quảng Bình 3,94 tỷ đồng; Phú Yên 2,70 tỷ đồng. |
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
