Hạn chế rủi ro xuất khẩu
Cách nào giảm rủi ro xuất khẩu tiểu ngạch? Chuyên nghiệp hóa giảm rủi ro xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc |
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt gần 14 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tín hiệu đáng mừng là lượng hàng trái cây tươi tăng gần 3 lần.
Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu còn được hỗ trợ nhờ thủ tục và thời gian thông quan nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít lo ngại đặt ra, nhất là khi tháng 6 và tháng 7 tới là cao điểm vụ thu hoạch trái cây tươi, nên rất dễ xảy ra ùn ứ tại các cửa khẩu.
![]() |
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa ký kết nghị định thư kiểm dịch thực vật với Trung Quốc sẽ dẫn tới tỷ lệ kiểm soát gần 100% lô hàng, ảnh hưởng tới hiệu suất xuất khẩu sang thị trường này.
Do đó, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã kiến nghị cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc đàm phán ký nghị định thư để nhiều loại trái cây của Việt Nam có thể được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, tránh tình trạng Việt Nam không xuất khẩu được quả dừa sang Trung Quốc trong khi Thái Lan vẫn xuất khẩu được với giá 40.000 đồng/quả như năm 2020.
Ngoài ra, thị trường Trung Quốc dù được đánh giá là dễ tính nhưng luôn có nhiều biến động bất thường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật thông tin, tìm hiểu các dự báo, chính sách… để có phương án xử lý cũng như giải pháp phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro trong xuất khẩu. Các cơ quan chức năng, cơ quan thương vụ tại nước ngoài cũng cần cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị trường, chính sách nhập khẩu hàng hóa,…. của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực, trình độ cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu bởi Trung Quốc là thị trường rộng lớn và đông dân nhưng người dân nước họ cũng đã và đang đẩy mạnh sản xuất, trồng trọt các sản phẩm cùng loại mà Việt Nam có ưu thế xuất khẩu.
Do vậy, việc hợp tác trực tiếp với thương nhân Trung Quốc sẽ giúp đảm bảo ổn định đơn hàng hơn, nhưng song song đó, doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào một thị trường quen thuộc.
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
