Chuyên nghiệp hóa giảm rủi ro xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Từng bước chuyên nghiệp hóa
Ngay sau Tết Nhâm Dần, lượng xe chở nông sản tươi lên khu vực cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tăng, trong khi năng lực thông quan vẫn hạn chế. Do đó, tỉnh Lạng Sơn đã thông báo tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh để xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời gian thực hiện từ ngày 16/2 đến hết ngày 25/2.
Liên quan vấn đề này, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng, phía Trung Quốc ngày càng siết chặt các điều kiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
“Chúng tôi đề nghị khuyến cáo đến các nhà xuất khẩu: Thứ nhất, chúng ta cần quan tâm đến chất lượng hàng hóa, về tiêu chuẩn đóng gói bao bì để truy xuất nguồn gốc, cũng như việc ký kết các hợp đồng với các tư thương Trung Quốc trên cơ sở quy định của thông lệ quốc tế (hàng xuất khẩu chính ngạch).
Bởi khi chúng ta có ký kết, cam kết hai bên đều chịu trách nhiệm về vấn đề các lô hàng đã ký kết, thỏa thuận thanh toán việc thông quan sẽ đảm bảo chắc chắn hơn”, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn phân tích.
Theo ông Tường, hiện nay tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều dẫn đến việc hàng hóa sang kia bán sẽ rất chậm, hàng xấu tốt khi sang bên kia thuộc quyền của người mua lựa chọn nên chúng ta không định đoạt được, dẫn đến việc mình có thể bị ùn ứ và ảnh hưởng chất lượng hàng hóa.
![]() |
Tính đến ngày 13/2, có gần 2.000 xe tải đang chờ thông quan ở các khu vực cửa khẩu của Lạng Sơn, đa phần là xe chở nông sản tươi |
Về tình hình xuất nhập khẩu hiện nay, lãnh đạo Hải quan Lạng Sơn cho biết, từ khi có dịch bệnh bùng phát, việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc rất khó khăn.
Cụ thể, việc duy trì hệ thống lái xe chuyên trách ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thời gian thông quan. Ngoài ra, liên quan đến các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc bàn giao xe rồi lái xe trung chuyển.
“Hiện nay, giá dịch vụ khử khuẩn, xét nghiệm ở phía Trung Quốc tăng nhiều trong khi điều kiện bến bãi, bốc xếp lại giảm xuống. Lực lượng lao động bốc xếp hàng hóa ở Trung Quốc trước đây 90% là người Việt Nam nhưng do dịch bệnh nên giờ họ không thể sang được. Các lao động Trung Quốc làm không nhanh bằng người Việt nên thời gian bốc xếp bị kéo dài”, ông Vy Công Tường lý giải thêm.
Ứng trực 100% và 24/7
Sau Tết là thời điểm nhiều loại hoa quả phía Nam vào vụ thu hoạch, ví dụ như dưa hấu. Do đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn để tạo được vùng đệm, vùng xanh tại cửa khẩu để tạo niềm tin, sự tin tưởng cho phía bạn về việc kiểm soát trong công tác chống dịch.
“Chúng ta làm tốt rồi họ kiểm soát sẽ đơn giản hơn, thủ tục thông quan sẽ nhanh hơn”, Phó Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn cho biết. Ngoài ra, ông Tường nói Cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị ứng trực quân số 100%, đảm bảo 24/24 trong điều kiện có thể nếu phía Trung Quốc mở cửa bất cứ lúc nào có thể thông quan hàng hóa tại thời điểm đó.
Trước đó, trong giai đoạn Tết Nguyên đán, Cục Hải quan Lạng Sơn vẫn phân công đầy đủ các lực lượng chức năng để thực hiện việc thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp trong dịp đầu năm.
![]() |
Lạng Sơn vừa có văn bản thông báo ngừng tiếp nhận xe chở nông sản tươi xuất khẩu trong vòng 10 ngày, từ 16/2 đến hết ngày 25/2 |
Cũng theo ông Vy Công Tường, hiện tỉnh Lạng Sơn đã đưa việc áp dụng cửa khẩu số ở cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh. Khi triển khai nền tảng số này sẽ giảm tải rất nhiều cho lực lượng hải quan và các cơ quan chức năng, cụ thể một phần sẽ tự động hóa trong vấn đề cập nhật các dữ liệu liên quan đến số hiệu phương tiện, thời gian ra vào, cửa khẩu, về điều kiện kho bãi,…
“Trước đây, doanh nghiệp phải trực tiếp thực hiện khai báo, kê khai nhiều lực lượng, nhiều địa điểm khác nhau nhưng đến nay nền tảng số đã được đưa vào sử dụng và đang trong quá trình tự động hóa nên cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
"Từ nay đến tháng 5, chúng tôi sẽ tổng kết lại và tiếp tục bổ sung những phần chưa phù hợp để tích hợp thêm các phần mềm của các lực lượng chức năng vào nền tảng này”, lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh.
![]() |
Nhiều phương án được các đơn vị kinh doanh bến bãi ở cửa khẩu như Bảo Nguyên, Xuân Cương đề xuất để nâng cao năng lực thông quan |
Đề xuất giao nhận hàng bằng 'cắt container' và 'bong bóng' chống dịch
Đại diện Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại Bảo Nguyên (Công ty Bảo Nguyên) cho biết, đơn vị này đã thành lập đội lái xe chuyên trách vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài thuộc khu vực kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, theo hướng dẫn của nhà chức trách.
Tuy nhiên, tình hình thông quan hàng hóa vẫn chậm, phía Trung Quốc yêu cầu các phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam do lái xe chuyên trách Việt Nam điều khiển phương tiện đến Km0 phải thực hiện việc phun khử khuẩn. Sau đó, tài xế chuyên trách Trung Quốc lái vào nội địa.
Theo Công ty Bảo Nguyên, hình thức giao nhận hàng hóa như hiện nay tại khu vực mốc 1088/2-1089, qua theo dõi cho thấy tiến độ giao xe hàng rất chậm do phía bạn có quá ít lái xe chuyên trách, thời gian mở cửa ngắn (khoảng 4 giờ/ngày); phải chờ lực lượng kiểm dịch Trung Quốc phun khử khuẩn xong sau khoảng 60 phút lái xe chuyên trách bên bạn mới được phép lái xe sang.
Đại diện Công ty Bảo Nguyên kiến nghị, UBND tỉnh Lạng Sơn, các Sở, ban, ngành và các lực lượng chức năng công tác trên khu vực cửa khẩu sớm làm việc với phía nước bạn Trung Quốc thống nhất hình thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ổn định, lâu dài, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch. Đồng thời, đơn vị này cũng đề nghị áp dụng hình thức giao nhận hàng bằng hình thức (cắt container) như phía Trung Quốc đề xuất áp dụng trong buổi đối thoại trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Cũng liên quan vấn đề này, đại diện Công ty Xuân Cương (Cửa khẩu Hữu Nghị) cho rằng, có thể nghiên cứu phương án tạo "bong bóng" chống dịch cho các xe xuất nhập khẩu. Theo đó, các xe hàng chỉ được chạy theo một tuyến kín, cố định ở khu vực cửa khẩu, chỉ chuyển container chứ không cần chuyển cả xe. Nếu thực hiện được điều này năng lực thông quan sẽ tăng nhiều lần so với hiện nay mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chống dịch.
Tin mới cập nhật

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?
Tin khác

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
